Nội dung chính

  • 1 Toán học
  • 2 Giao tiếp 
  • 3 Nghiên cứu
  • 4 Giải quyết vấn đề
  • 5 Kiên nhẫn
  • 6 Quan tâm vô điều kiện, không phán xét người khác
  • 7 Thấu cảm
  • 8 Cân bằng

Mỗi ngành nghề có đối tượng nghiên cứu, đặc trưng riêng đòi hỏi nhân sự theo đuổi nó phải có những khả năng và kỹ năng thích hợp. Điều này giúp cá nhân cảm thấy nhẹ nhàng, vui vẻ hơn khi học tập, hứng khởi lúc làm việc, đủ đam mê để vượt qua những trở ngại và dễ vươn tới thành công hơn. Tâm lý học là một ngành học khá đặc thù, nghiên cứu thế giới ẩn sâu, phức tạp trong tâm trí con người. Các nhà tâm lý học phải sử dụng phương pháp khoa học để thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu thực nghiệm một cách khách quan và chính xác. Đây là một quá trình khó, các bước xử lý sai có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, do đó người theo ngành cần có các tố chất phù hợp.

Vậy, những kỹ năng và tố chất nào là cần thiết để theo đuổi ngành tâm lý học?

Toán học

Bạn có thể sẽ tự hỏi tâm lý học là ngành học xã hội, nghiên cứu tâm trí và hành vi con người, tại sao phải cần có kỹ năng toán học. Thế thì bạn phải biết rằng sinh viên tâm lý cần có khả năng diễn giải dữ liệu, hiểu xác suất, mối tương quan giữa các con số và biết cách thực hiện một loạt các tính toán thống kê khác nhau. Trong những năm đầu đại học, hầu hết sinh viên sẽ được học môn toán để đáp ứng cả yêu cầu giáo dục và chương trình chung. Đây là cơ hội tuyệt vời giúp nâng cao kỹ năng tính toán của bạn và khám phá cách các nhà tâm lý học sử dụng thống kê để thực hiện nghiên cứu và hiểu dữ liệu.

Học ngành Tâm lý học

Sinh viên Tâm lý học sẽ học cách sử dụng số liệu thống kê phục vụ công tác thực nghiệm

Giao tiếp 

Tâm lý học là ngành học về con người nên kỹ năng giao tiếp hiệu quả là vô cùng quan trọng. Nếu hướng đến nghề nghiệp trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, bạn cần là người giỏi nắm bắt tâm lý, cảm xúc và các vấn đề xã hội. Còn nếu bạn có kế hoạch trở thành một nhà nghiên cứu khoa học, bạn sẽ cần kỹ năng giao tiếp để chuyển tải thông tin ở cả hai dạng viết và nói.

Nghiên cứu

Bất kể bạn theo đuổi chuyên ngành gì của tâm lý học, bạn cũng sẽ phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu. Khi đứng trước vấn đề tâm lý, bạn sẽ phải xem xét tài liệu về các chủ đề khác nhau hoặc thu thập dữ liệu để tiến hành thử nghiệm của riêng bạn. Bạn sẽ muốn biết trước đó có ai thực hiện chưa. Hoặc với trường hợp đó, các nhà tâm lý học khác giải quyết ra sao. Có hàng ngàn tạp chí khoa học ngoài kia, với thông tin nghiên cứu qua nhiều thập kỷ. Có thể tìm thấy thông tin bạn cần và đánh giá nó một cách hiệu quả là cần thiết. Vì lẽ này, sinh viên tâm lý được đào tạo nhiều về phương pháp nghiên cứu.

>> Xem thêm: Những lí do nên học ngành Tâm lý học

Học ngành Tâm lý học

Để không bị lạc giữa “rừng” thông tin, sinh viên Tâm lý học cần có kỹ năng nghiên cứu

Giải quyết vấn đề

Cũng như mọi ngành khác, mọi thứ trong tâm lý học không phải luôn luôn diễn ra như kế hoạch. Có nhiều vấn đề phát sinh buộc nhà tâm lý học phải giải quyết. Nhà tâm lý giỏi cần phải biết linh động, biến hóa trong mọi tình huống. Các kế hoạch nghiên cứu tốt bằng văn bản thực sự có thể hạn chế được những rủi ro, cản trở trong quá trình làm việc. Tuy nhiên nó không ngăn được điều bất ngờ có thể xảy ra. Bạn cần có một danh sách các phương pháp phòng bị sẵn sàng vận dụng khi cần thiết.

Kiên nhẫn

Có thể mất nhiều năm mới có thể thấy được kết quả trong tâm lý học, cho dù trong nghiên cứu thuần túy hay khi làm việc trực tiếp với bệnh nhân. Ngay cả khi kết quả không rõ ràng ngay lập tức, bạn cũng phải kiên nhẫn, duy trì động lực làm việc.

Quan tâm vô điều kiện, không phán xét người khác

Theo Carl Rogers, nhà tâm lý học người Mỹ xuất sắc nhất thế kỷ 20, đây là kỹ năng cần thiết với các nhà tâm lý học đặc biệt là nhà tâm lý học trị liệu. Nhiều người hay sa đà vào trường hợp đánh giá thân chủ theo ý kiến chủ quan, chẳng những không giúp họ gỡ rối mà còn làm tình hình nghiêm trọng thêm. Nhà tâm lý học phải cung cấp dịch vụ trên tinh thần giúp đỡ mọi người vô điều kiện, bất kể già, trẻ, giàu, nghèo, hạnh phúc hay buồn đau và không phán xét bất cứ ai. Những ai có xu hướng đánh giá người khác hay chỉ trích nặng nề ai đó khi họ làm điều trái ý mình sẽ không phù hợp để trở thành một nhà tâm lý học lâm sàng hoặc tham vấn tâm lý.

Học ngành Tâm lý học

Nhà Tâm lý học phải làm việc trên tinh thần giúp đỡ vô điều kiện, bất kể già, trẻ, giàu, nghèo

Thấu cảm

Nếu có ý định trở thành một nhà tâm lý trị liệu, kỹ năng này là rất quan trọng. Dù nhà trị liệu không nói ra nhưng thân chủ cũng hiểu được thông điệp rằng: “tôi đang lắng nghe anh/chị đây”, “tôi hiểu anh/chị”, “tôi biết anh/chị đã phải khó khăn như thế nào khi phải đối mặt với những vấn đề này”. Thấu cảm không chỉ là sự lắng nghe mà còn là sự thấu hiểu và trải nghiệm của nhà trị liệu với những cảm xúc của thân chủ. Sự thấu cảm được thể hiện qua lời nói, hành vi, cử chỉ, nét mặt… của nhà trị liệu khi đứng trước thân chủ.

Cân bằng

Kỹ năng cân bằng là quan trọng đối với tất cả các nhà tâm lý học, bất kể họ theo đuổi chuyên môn gì. Các nhà tâm lý học phải thường xuyên cân bằng giữa cảm xúc và lý trí trong khi làm việc với khách hàng. Họ cũng phải biết cách cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Việc hiểu biết về cuộc sống và tình huống của khách hàng cũng cần biết đâu là điểm dừng, chứ không phải khai thác mọi chi tiết.

Nếu có ý định du học Singapore ngành tâm lý học, bạn không nên bỏ qua Đại học James Cook – một trong những trường đào tạo danh tiếng ngành học này. Hiện tại, Đại học James Cook đang tuyển sinh cho kỳ học tháng 11- kỳ học cuối cùng trong năm 2023 với cơ hội học bổng giá trị đến 100%. Hãy đăng ký và nộp hồ sơ sớm qua INEC – Đại diện tuyển sinh xuất sắc nhất của Đại học James Cook Singapore để được tư vấn cặn kẽ và hỗ trợ hồ sơ tốt nhất.

Công ty Du học INEC

  • Tổng đài: 1900 636 990
  • Hotline KV miền Bắc & miền Nam: 093 409 3311 – 093 409 4411
  • Hotline KV miền Trung: 093 409 9070 
  • Email: [email protected]
error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon