Nội dung chính

TKT là gì? Chứng chỉ TKT là gì?

Trong bài viết này trung tâm tư vấn du học Vnsava xin giới thiệu đến bạn đọc thông tin về TKT là gì? Chứng chỉ TKT là gì? Nên học TKT hay TESOL?… Tất cả sẽ được trung tâm tư vấn du học Vnsava giải đáp trong bài viết này

Chứng chỉ TKT là gì? Nên học TKT hay TESOL?
Chứng chỉ TKT là gì? Nên học TKT hay TESOL?

Chứng chỉ TKT là gì?

TKT viết tắt của cụm từ: The Teacher Knowledge Test ( Kiến thức Giáo viên). Đây là một chứng chỉ mới trong hệ thống Cambridge ESOL bắt đầu từ năm 2005. Chứng chỉ này thích hợp cho giáo viên cho giáo viên các cấp như tiểu học, trung học, đại học, cao đẳng nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và cũng chưa có bằng cấp giảng dạy quốc tế nào.

Thời hạn của chứng chỉ tiếng anh TKT là bao lâu?

Cũng giống một số chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh khác, chứng chỉ TKT có thời hạn vĩnh viễn. Bạn chỉ cần thi một lần đạt và được cấp chứng chỉ thì không cần phải thi lại.

Đối tượng dự thi TKT là ai?

  • Sinh viên các trường đại học mong muốn theo nghề giảng dạy tiếng Anh trong môi trường quốc tế.
  • Những người đã có kiến thức tiếng Anh cơ bản.
  • Những người đã đi làm, mong muốn chuyển nghề, tìm kiếm công việc lương cao.

Hình thức thi của TKT như thế nào?

Bài thi TKT thi trên máy hoặc trên giấy tùy từng đơn vị tổ chức thi. Bài thi được thực hiện dưới hình thức thi trắc nghiệm.

Chương trình đào tạo TKT như thế nào?

TKT Module 1:

  • Ngôn ngữ và nền tảng về việc dạy và học ngôn ngữ.

TKT Module 2:

  • Thiết kế bài giảng và sử: dụng nguồn tài liệu bổ trợ cho việc dạy ngôn ngữ.

TKT Module 3:

  • Quản lý quá trình dạy và học.

YLE Training & Practice:

  • YLE Training (12h).
  • YLE Practice (8h).

Nên học chứng chỉ TKT hay TESOL

  • TKT là kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh của Camridge ESOL bắt đầu từ năm 2005. Chứng chỉ tiếng Anh này dùng cho các đối tượng là giáo viên cấp tiểu học, trung học và đại học nhưng chưa có kinh nghiệm giảng dạy cũng như chưa có bằng cấp. Thích hợp với giáo viên sử dụng tiếng Anh là bản ngữ và có trình độ tiếng Anh trung cấp. Kỳ thi TKT thuộc dạng trắc nghiệm và không nằm trong Khung tham chiếu Ngôn ngữ chung châu Âu.
  • Còn TESOL – Kiến thức giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ. Hiện nay so với TKT thì TESOL được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng, tùy vào kinh nghiệm giảng dạy, trình độ ngoại ngữ và đối tương dạy của bạn là ai để đưa ra lựa chọn chứng chỉ phù hợp.

Học chứng chỉ TKT ở đâu?

Chứng chỉ TKT các bạn có thể lựa chọn các trung tâm uy tín tại các thành phố lớn như Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…Bạn có thể tham khảo một số đơn vị đào tạo chứng chỉ TKT TẠI ĐÂY. Sau khóa học, học viên sẽ đạt được:

  • Chứng chỉ sau khi đạt tiêu chuẩn tại kỳ thi TKT.
  • Thành thạo các kỹ năng nhằm tham gia kỳ thi TKT một cách tự tin.
  • Cải thiện cơ hội nghề nghiệp bằng cách mở rộng các kinh nghiệm giảng dạy sang các lĩnh vực chuyên ngành.
  • Nâng cao năng lực giảng dạy tiếng Anh của bản thân cũng như phát triển sự nghiệp giảng dạy.

Học phí: Khoảng 6.000.000 – 8.000.000/Khóa/64h.

Chứng chỉ TKT được cấp bởi đại học Cambridge. Do đó, TKT được xem là có giá trị quốc tế. Ngày nay trên thế với hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới công nhận TKT. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn sở hữu bằng TKT thì sinh sống và làm việc tại nước ngoài thì bạn vẫn có cơ hội giảng dạy tiếng Anh cho người có ngôn ngữ chính không phải là tiếng Anh.

Thi TKT ở đâu?

Để dự thi Cambridge English, bạn sẽ cần đăng ký trực tiếp với một trung tâm tổ chức thi được ủy quyền. Có hơn 2.700 trung tâm tại 130 quốc gia trên khắp thế giới. Xem các trung tâm thi TẠI ĐÂY

Tất cả các trung tâm tổ chức thi đều được sát hạch bởi Cambridge English Language Assessment, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch, đánh giá đúng trình độ ngoại ngữ của mỗi người.

Một số chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh phổ biến

Chỉ cần có năng lực tiếng Anh giỏi và một bằng cấp nghiệp vụ giảng dạy tiếng Anh được công nhận là bạn có thể trở thành giáo viên. Hiện nay có rất nhiều lựa chọn về chương trình học về chứng chỉ giảng dạy tiếng anh được công nhận tại Việt Nam. Dưới đây là một số bằng cấp phổ biến giảng dạy tiếng Anh dành cho bạn lựa chọn:

  • TEFL – Dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ ( Teaching English as a Foreign Language). Là phương pháp đặc thù giảng để dạy cho người mà ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Anh. Chứng chỉ này mới và có những đặc tính linh hoạt trong việc giảng dạy tiếng Anh ở nước ngoài hay ở một đất nước nó tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh.
  • CELTA: Chứng chỉ dạy tiếng Anh cho người lớn (Certificate in English Language Teaching to Adults). Những người không nói tiếng Anh là bản ngữ nhưng có đủ trình độ để dạy tiếng Anh ở nhiều trình độ khác nhau đều có thể tham dự kỳ thi chứng chỉ này.
  • TKT: Chứng chỉ này chúng tôi đã phân tích ở phần trên.
  • TESOL – Dạy tiếng Anh cho những người nói ngôn ngữ khác. Dạy tiếng Anh cho những người nói ngôn ngữ khác. Chứng chỉ này nhằm giúp học viên giảng dạy tiếng Anh cho những người sống trên một đất nước nói tiếng Anh nhưng tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.
  • TESL – Dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (Teaching English as a Second Language). TESL ra đời nhằm mục đích giúp giáo viên/giảng viên dạy tiếng Anh dành cho người bản ngữ có thể nói được tiếng nước ngoài, những người đang sống ở những quốc gia nói tiếng mẹ đẻ là Tiếng Anh. Ngôn ngữ tiếng Anh có thể giao tiếp tốt các chủ đề văn phòng, thương mại ở những quốc gia khác nhau.

Hy vọng với những thông tin trung tâm tư vấn du học vnsava.com chia sẻ trên về TKT là gì? Chứng chỉ TKT là gì? Nên học TKT hay TESOL?… Các bạn có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp với mục đích công việc, giảng dạy của mình. Chúc các bạn sớm chinh phục được những chứng chỉ tiếng Anh cao nhất!

  • PET là gì? Chứng chỉ PET là gì?
  • Liberal Art là gì? Liberal Arts College là gì?
  • AP là gì? Chương trình AP là gì?
  • Portfolio là gì? Làm sao để Portfolio nổi bật?
  • SSAT là gì? Bài thi SSAT là gì?
  • IELTS là gì? Chứng chỉ IELTS là gì?
  • IPA là gì? Sử dụng bảng phiên âm tiếng Anh như thế nào?