Nội dung chính

TEFL là gì? Chứng chỉ TEFL là gì?

Bạn đam mê tiếng Anh? Vậy bạn đã bao giờ mơ ước trở thành giáo viên dạy ngôn ngữ đó hay không? Dùng sự nhiệt tình và kinh nghiệm của mình để truyền lửa cho những học viên khác? Nếu như bạn thực sự đã có suy nghĩ nghiêm túc về việc dạy ngoại ngữ, hiểu biết về chứng chỉ TEFL chính là bước đầu tiên trên chặng đường tiến gần hơn với ước mơ của mình

Sự khác biệt giữa TESOL, TEFL và TESL?
Sự khác biệt giữa TESOL, TEFL và TESL?

Trong bài viết này trung tâm tư vấn du học Vnsava xin giới thiệu đến bạn đọc thông tin về TEFL là gì? Chứng chỉ TEFL là gì? Phân biệt giữa chứng chỉ TEFL và TESOL?… Tất cả sẽ được trung tâm tư vấn du học Vnsava giải đáp trong bài viết này

TEFL là gì?

  • TEFL là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Teaching English as a Foreign Language – là chứng chỉ dạy tiếng Anh cho người nước ngoài. Học viên theo học chương trình TEFL sau khi kết thúc chương trình có cơ hội giảng dạy tiếng Anh cho những người tại các quốc gia không sử dụng tiếng anh như ngôn ngữ thứ 2.
  • TEFL Certification là gì? Được dịch là chứng chỉ tiếng Anh TEFL được công nhận rộng rãi trên thế giới khi bạn có ý định trở thành những giảng viên dạy tiếng Anh ở trên nhiều quốc gia. TEFL là chứng chỉ phổ biến ở Việt Nam dành cho các bạn trẻ có nhu cầu giảng dạy tiếng Anh trong nước và một số các quốc gia châu Á khác.

Sự khác nhau giữa TEFL,TESOL và TESL là gì?

Cả ba chứng chỉ TEFL, TESOL và TESL đều là chứng chỉ cung cấp cho các học viên mức độ về phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Nhưng một trong ba chứng chỉ trên thì chứng chỉ nào tốt nhất cho bạn còn tùy thuộc vào mục đích của bạn.

  • TESL (Teaching English as a Second Language) – Chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai: TESL là chứng chỉ nhằm giúp giáo viên lên kế hoạch giảng dạy tiếng Anh cho người bản ngữ nói tiếng nước ngoài, những người đang sống ở những quốc gia nói tiếng mẹ đẻ là Tiếng Anh. Như người dạy học sinh tạm thời, người lao động hoặc người nhập cư sang các nước như Mỹ, Anh, Úc và Canada.
  • TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) – Giảng dạy tiếng Anh cho những người nói ngôn ngữ khác: Chứng chỉ TESOL tập trung vào giảng dạy các kỹ năng cần thiết nhằm mục đích dạy tiếng Anh tại các nước khác như  Việt Nam,Trung, Nhật…(Các nước mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ).
  • TEFL (Teaching English as a Foreign Language ) – giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ: TEFL là chứng chỉ tương đối mới, có những đặc tính linh hoạt hơn trong giảng dạy tiếng Anh ở nước ngoài hoặc tại đất nước mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên chứng chỉ này có chủ đề rộng hơn, mức độ chuyên sâu hơn.

Tất cả các chứng chỉ tiếng Anh TEFL, TESOL và TESL đều không thuộc riêng về cá nhân, tổ chức nào. Nó là không có tính độc quyền và không có một tiêu chuẩn quốc tế về chứng chỉ TESOL hay nội dung khóa học TEFL. Nội dung đào tạo TEFL rất đa dạng ở mỗi quốc gia.

Tại sao giáo viên Tiếng Anh cần có bằng TEFL

TEFL là những chứng chỉ nghề dành cho giáo viên được công nhận và sử dụng trên toàn thế giới. Và được chấp nhận bởi hàng ngàn trung tâm ngoại ngữ và trường học trên toàn thế giới. Có thể nói, TEFL là chương trình đào tạo, định hướng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh. Trong đó TESOL được cho là uy tín và được đánh giá cao nhất vì những lí do sau:

  • Một khóa học TEFL chuẩn sẽ cung cấp cho giảng viên tương lai toàn bộ nghiệp vụ sư phạm cần thiết: bao gồm cách chuẩn bị giáo án phù hợp với từng đối tượng học viên, sắp xếp lớp học, chọn lọc học liệu, xây dựng các hoạt động sáng tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá học viên… góp phần xây dựng nền tảng cơ bản để giảng viên tự tin đứng lớp ở mọi cấp độ.
  • Cung cấp cho giảng viên những phương pháp tiên tiến mang thực hành và ứng dụng cao: Với các khóa đào tạo TEFL, giảng viên sẽ học được phương pháp lồng ghép các hoạt động ứng dụng ngôn ngữ trong chính bài giảng. Đồng thời được chuẩn bị và định hướng về các tình huống trong lớp học, cũng như cách xây dựng kế hoạch bài giảng (lesson plan) chi tiết, khoa học và hấp dẫn cho từng buổi học. Tất cả nhằm giúp cho học viên có hứng khởi và tiếp thu bài tốt hơn.
  • Sau khi hoàn thành chương trình TEFL, bạn có cơ hội cao hơn để trúng tuyển vào các vị trí trong các cơ sở giáo dục ở mọi cấp độ từ mầm non, tiểu học, trung học tới cao đẳng đại học. Bạn cần chứng tỏ kinh nghiệm trước nhà tuyển dụng, trong khi đó bằng cấp chuyên môn sẽ chứng minh bạn được đào tạo bài bản, kinh nghiệm giảng dạy như thế nào, bởi số năm đứng lớp thường được nhiều trường xem trọng và học viên cũng an tâm hơn khi chọn lựa.
  • Hiện nay, tại Việt Nam, chứng chỉ TEFL (hay TESOL, CELTA) đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên dạy tiếng Anh tại những trung tâm đào tạo chuyên nghiệp nhằm đảm bảo chuyên môn và kỹ năng của giáo viên. Chính vì vậy, muốn hành nghề giáo viên ngôn ngữ Anh tại Việt Nam, bạn cần có chứng chỉ này trước tiên!

Bạn cần chuẩn bị những gì trước khi đăng ký một khóa TEFL?

  • Về yêu cầu ngoại ngữ: Với người bản địa nói tiếng Anh, yêu cầu tiếng Anh đầu vào khá đơn giản, chỉ cần hết chương trình trung học mà thôi. Nhưng đối với những học viên từ các nước không nói tiếng Anh như Việt Nam, nền tảng tiếng Anh của bạn phải đủ tốt – tương đương IELTS 7.5.
  • Về tài chính: Một khóa học TEFL có uy tín có thể tiêu tốn từ 1200 – 2000 USD. Bạn không nên mạo hiểm đầu tư một khoản tiền lớn như vậy nếu thực sự chưa sẵn sàng. Và cũng không phải lo về tỷ lệ trượt đầu vào của các khóa học đâu, vì hiện nay con số mới chỉ khoảng 3% mà thôi.
  • Về thử nghiệm: Để biết mình có phù hợp với nghề giảng dạy ngoại ngữ hay không, bạn có thể đọc trước một số sách về TEFL để có hình dung cơ bản về công việc bạn sẽ theo đuổi. Trung tâm tư vấn du học Vnsava xin đề xuất “How to Teach English” của tác giả Jeremy Harmer – cuốn sách hướng dẫn cơ bản nhất phù hợp với bất cứ “newbie” nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia một số hoạt động tình nguyện, dạy học cho nhiều đối tượng, đăng ký làm trợ giảng cho các trung tâm tiếng Anh (thường yêu cầu rất dễ chỉ cần test kỹ năng đứng lớp và chứng chỉ ngoại ngữ 7.5 IELTS trở lên) hoặc đơn giản là tập đứng trước đám đông, quan sát các giáo viên khác giảng bài và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Nếu cảm thấy hứng thú với hoạt động này, hãy cứ tự tin thể hiện mình thôi!

Những lưu ý lựa chọn khóa học TEFL là gì?

Có vô vàn khóa học TEFL từ trực tiếp, toàn thời gian tới bán thời gian, trực tuyến hay học tập tại nước ngoài. Dù khóa học được tổ chức dưới hình thức nào, hãy đảm bảo rằng chất lượng của khóa học đủ tiêu chuẩn, chứng chỉ sau khóa học được công nhận rộng rãi cũng như bạn có thể sắp xếp thời gian biểu một cách hợp lý.

Một khóa học TEFL tiêu chuẩn nên đảm bảo các điều kiện tiên quyết sau:

  • 100 giờ học và đào tạo (một khóa học trực tiếp, toàn thời gian, chuyên sâu trong 4 tuần hoặc các khóa học bán thời gian hoặc trực tuyến tương đương)
  • 6-20 giờ thực tập (dự giờ) dạy học viên thật (không phải dạy giáo viên cùng khóa học)
  • Chương trình đào tạo có uy tín, được giám sát và chấp thuận bởi một cơ quan độc lập.
  • Các bài giảng được thực hiện bởi giảng viên đại học chất lượng cao

Một số quốc gia đào tạo TEFL uy tín

Tại Vương Quốc Anh, hai chứng chỉ TEFL được công nhận quốc tế nổi tiếng nhất là Trinity CertTesol và Cambridge Celta. Yếu tố quan trọng tạo nên danh tiếng của các khóa học này là sự có mặt của những chuyên gia từ Đại học Cambridge/Đại học Trinity London trong Hội đồng kiểm tra đánh giá. Đây cũng là các chương trình học được các nhà tuyển dụng ưu tiên nhất. Bạn có thể tham khảo các chương trình học đến từ nguồn chất lượng này nhé.

Ngoài các chứng chỉ hàng đầu được cấp bởi Đại học Cambridge và Đại học Trinity, các bạn có thể cân nhắc chương trình TEFL của nhiều quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Mỹ, Canada… Hoặc gần gũi hơn là các quốc gia hàng đầu đào tạo TEFL chất lượng tại châu Á bao gồm Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc… Ngay tại Việt Nam, bạn cũng có thể học ngay tại thành phố Hồ Chí Minh với các khóa học của International TEFL and TESOL Training (ITTT).

Với những thông tin trung tâm tư vấn du học vnsava.com chia sẻ trên đây đã giúp các bạn du học sinh hiểu được TEFL là gì? Chứng chỉ TEFL là gì? Phân biệt giữa chứng chỉ TEFL và TESOL?…Vnsava đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về loại chứng chỉ này. Nếu bạn đã sẵn sàng với ước mơ trở thành giáo viên dạy ngoại ngữ dù ở bất cứ đâu, chúng mình xin chúc bạn thành công gặt hái được nhiều thành quả trên con đường ấy. Để biết thêm thông tin chi tiết về du học ngành giáo dục tại Canada, Anh, Mỹ, Úc… các bạn hãy liên hệ với Vnsava để được tư vấn và giải đáp tường tận nhé. Chúc các bạn thành công!

  • Bachelor là gì? Ý nghĩa của Bachelor trong tiếng Anh
  • First Name là gì? Last Name là gì? Cách điền thông tin đầy đủ
  • Higher Education là gì? Ý nghĩa của Higher Education trong tiếng Anh
  • Case study là gì? Ý nghĩa của Case study là gì?
  • Certificate là gì? Chứng nhận Certificate là gì?