Nội dung chính

  • 1 Trí tuệ nhân tạo là gì?
  • 2 Đánh giá tiềm năng của AI trong tương lai
  • 3 Tại sao nói AI sẽ góp phần thay đổi thế giới?

Tháng 5/2017, thế giới rất bất ngờ trước việc AlphaGo – trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi Hãng DeepMind (thuộc sự bảo trợ của Alphabet – công ty mẹ của Google) đã đả bại đại kiện tướng cờ vây số 1 thế giới người Trung Quốc là Ke Jie trong 2 trận liên tiếp. Theo giới quan sát, AlphaGo đã thực hiện một số nước đi hết sức bất ngờ và khiến thần đồng Ke Jie cảm thấy bị sốc khi “nhiều nước đi của AlphaGo không thể nào xuất hiện trong các cuộc tỉ thí giữa người với người” (theo Tuổi Trẻ Online ngày 24/05/2017). Năm 2022, AlphaGo từng đánh bại đại kiện tướng cờ vây người Hàn Quốc Lee Sedol với tỉ số cách biệt 4-1. Chiến thắng này của AlphaGo đã cho thấy những bước tiến lớn của công nghệ trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực yêu cầu chiến thuật, tư duy logic.

Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi thế giới trong tương lai

Đại kiện tướng cờ vây thế giới Ke Jie trong trận đấu cân não với AI AlphaGo

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trong dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Dù được John McCarthy – nhà khoa học máy tính người Mỹ đề cập lần đầu tiên vào những năm 1950 nhưng đến ngày nay thuật ngữ trí tuệ nhân tạo mới thực sự được biết đến rộng rãi và được các “ông lớn” của làng công nghệ chạy đua phát triển. Có thể kể đến như Google, Apple, Facebook, Microsoft, IBM…

Trí tuệ nhân tạo còn được biết đến với cái tên trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – viết tắt là AI), một lĩnh vực thuộc ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin. Đây là trí tuệ do con người lập trình với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi một cách thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo có khả năng tự học hỏi, tự phát triển, tự lập luận giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu tiếng nói, biết tự thích nghi thông qua các dữ liệu được nạp vào và tái lập trình với những kiến thức mới.

Theo báo cáo của công ty kiểm toán và tư vấn tài chính PwC, đến năm 2030, GDP toàn cầu sẽ tăng thêm 14% nhờ sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực thuộc ngành khoa học máy tính, công nghệ thông tin

Đánh giá tiềm năng của AI trong tương lai

  • Góp phần thay đổi cách thức vận hành của nhiều doanh nghiệp, tổ chức
  • Thúc đẩy quá trình tự động hóa, loại bỏ các quy trình thủ công tốn nhiều thời gian, giúp nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian và sức lao động
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống con người
  • Giải quyết các vấn đề mà tư duy con người khó, không hoặc phải mất rất nhiều thời gian mới có thể làm được
  • Có khả năng tự học hỏi để xử lý thông tin, dữ liệu ở quy mô lớn hơn, khoa học hơn so với con người
  • Thúc đẩy quá trình tự động hóa, số hóa nền kinh tế, tối ưu hơn về chi phí
  • Là nền tảng để hình thành và phát triển rất nhiều ứng dụng, dịch vụ trong tương lai

Tại sao nói AI sẽ góp phần thay đổi thế giới?

Công nghệ phát triển như vũ bão, “sóng sau xô sóng trước” là điều hiển nhiên trong lĩnh vực khoa học máy tính, công nghệ thông tin lẫn trí tuệ nhân tạo. Chiến thắng đã kể trên của AlphaGo được xem là cột mốc cho các hãng công nghệ lớn trong cuộc đua chế tạo và phát triển AI. Không quá khó để bắt gặp ứng dụng của AI trong cuộc sống như trợ lý ảo Siri của Apple, Alexa của Amazon, Assistant của Google hay Cortana của Microsoft cho đến chức năng nhận diện gương mặt trong các ứng dụng thanh toán trực tuyến.

Ứng dụng trợ lý ảo Siri trên Iphone là một ứng dụng điển hình của trí tuệ nhân tạo (AI)

Ứng dụng trợ lý ảo Siri trên Iphone là một ví dụ điển hình của AI

Đáng phải kể đến nhất là ứng dụng của AI trong lĩnh vực y khoa khi vốn dĩ ban đầu nó được lập trình, cải tiến không ngừng để hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe của con người. Thị trường AI trong lĩnh vực y khoa trên thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng 7% đến năm 2024 và đạt mức 11 tỉ USD. PwC nhận định, con người đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới của ngành y tế và AI sẽ góp phần định hình hệ thống y tế toàn thế giới theo xu hướng chính xác hơn, nhanh hơn, hiệu quả và khoa học hơn.

Đơn cử như dự án DeepMind Health của Google với tham vọng sử dụng AI phân tích bệnh án, hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh. DeepMind được lập trình thuật toán có khả năng nhận biết các bệnh về mắt thông qua phương pháp “deep learning”. Thuật toán này sẽ được “học” cách phân tích dữ liệu nhằm phát hiện 3 bệnh mắt quan trọng là cườm nước, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và các bệnh lý võng mạc do tiểu đường. Bên cạnh đó, DeepMind cũng thiết lập ứng dụng Streams giúp các bác sĩ sử dụng ứng dụng này sẽ tự động nhận được bệnh án, từ đó giảm thiểu đáng kể thời gian chờ đợi khám bệnh, tối giản các thủ tục cho bệnh nhân.

IBM là một tên tuổi khác trong ngành công nghệ tham gia phát triển Watson nhằm phân tích nhiều loại ung thư cũng như giúp tạo phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Năm 2022, Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã ứng dụng Watson phân tích 20 triệu nghiên cứu ung bướu lâm sàng, đã chẩn đoán thành công căn bệnh máu ác tính hiếm gặp ở một bệnh nhân nữ 60 tuổi. Watson cũng chẩn đoán đúng 96% số ca ung thư phổi, 93% ca ung thư trực tràng, 81% số ca ung thư ruột già và phân tích, đưa ra hướng dẫn điều trị ung thư phổi, ung thư vú nhanh hơn 24 phút so với bác sĩ (theo Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ).

Thông thường thế giới sẽ phải mất khoảng 10 – 15 năm mới phát triển ra được một loại vaccine, vì các biện pháp điều trị y tế mới cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng về tính an toàn trước khi nó được bán ra và tiêm cho hàng triệu (thậm chí là hàng tỉ) người trên toàn thế giới. Các vaccine như quai bị mất 4 năm để phát triển, và đó cũng là loại vaccine được phát triển nhanh nhất trong lịch sử các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, sự góp sức của AI đã phá vỡ điều này khi giúp các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu thành công vaccine ngừa Covid-19 chỉ trong vòng 6 – 8 tháng, cho đến nay đã được tiêm cho gần 1 tỉ dân trên toàn cầu và đạt hiệu quả cao.

Giám đốc điều hành của hãng công nghệ Exscientia (Anh), ông Andrew Hopkins cho biết, AI sẽ giúp các hãng dược phẩm tìm ra nhiều loại thuốc tiềm năng chỉ với ¼ thời gian và ¼ chi phí so với cách thức truyền thống.

Trí tuệ nhân tạo AI đang góp phần định hình lại ngành y tế trên toàn thế giới

AI đang góp phần định hình lại ngành y tế trên toàn thế giới

Ngay ở hiện tại và trong tương lai, cuộc sống con người sẽ trở nên tiện ích hơn rất nhiều với sự hỗ trợ từ AI. AI đã, đang được ứng dụng để chế tạo nên những chiếc ô tô tự hành, cho phép con người tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi trên xe. AI cũng được các công ty bảo hiểm, ngân hàng, cục thuế tại Nhật sử dụng để trả lời tổng đài, chăm sóc khách hàng, phát hiện sai sót trong kê khai thuế và thu nhận kết quả rất tích cực. Một ví dụ khác về ứng dụng của AI trong giáo dục chính là tạo ra robot NAO hỗ trợ trẻ em học ngoại ngữ tốt hơn, có khả năng tương tác và hiểu câu hỏi của học sinh rất linh hoạt. Còn trong marketing, AI đang được ứng dụng để phân tích thói quen, hành vi khách hàng, nhận diện giọng nói qua điện thoại nhanh và hiệu quả hơn con người…

Hay như ở Úc, AI được phát triển tích hợp với máy bay không người lái để phát hiện nhanh cá mập và đưa ra cảnh báo sớm nhất có thể cho du khách lẫn người dân ven biển. Độ chính xác đạt tới 90%, cao gấp 4 lần so với mắt người. Ngoài ra, các máy bay này cũng có thể thả các thiết bị cứu hộ trong trường hợp xảy ra tình huống nguy cấp nhằm nâng cao độ an toàn cho người dân khi tham gia các hoạt động trên biển.

Ngành công nghiệp AI đang phát triển mạnh ở Úc với mức lương bình quân hằng năm cho các vị trí liên quan là 116.000 AUD. Nhiều trường đại học cung cấp khóa học về AI nhằm đào tạo nên đội ngũ nhân sự chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng cao trên thế giới, một trong số đó là Đại học Deakin.

AI là một ngành học thuộc khối ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin của Đại học Deakin. Chương trình đào tạo của trường được QS đánh giá trong top 250 thế giới nhờ tính ứng dụng, phản hồi tích cực của giới tuyển dụng. Sinh viên du học Úc ngành trí tuệ nhân tạo tại Deakin sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng để có thể làm việc trong lĩnh vực thiết kế, phát triển và vận hành các giải pháp phần mềm về AI ở một loạt ngành công nghiệp, trong vai trò nhà khoa học dữ liệu, nhà phân tích dữ liệu, kỹ sư phần mềm công nghệ AI, kiến trúc sư AI, kỹ sư AI…

Deakin mang đến cho sinh viên cơ hội tiếp cận cơ sở vật chất tiên tiến, gồm có các phòng Lab RIOT và Robot với trang thiết bị máy tính, các Robot và hệ thống mạng vật lý mới nhất; thực hành và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn thông qua 100 giờ thực tập chuyên nghiệp dưới sự giám sát bởi tổ chức được phê duyệt. Không chỉ vậy, Deakin còn được biết đến là cái nôi của Viện Trí tuệ Nhân tạo Ứng dụng (A2I2), góp phần quan trọng vào sự phát triển các chức năng AI và thử nghiệm AI trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Dựa vào mối quan hệ với các đối tác toàn cầu và nguồn nghiên cứu phong phú của trường, sinh viên du học Úc ngành trí tuệ nhân tạo tại Đại học Deakin có cơ hội tiếp cận các nhà quản lý trong lĩnh vực, các nhà nghiên cứu, qua đó xây dựng mối quan hệ cùng các chuyên gia đầu ngành.

Các khóa học đang được giảng dạy tại Đại học Deakin:

  • Cử nhân trí tuệ nhân tạo
  • Thạc sĩ trí tuệ nhân tạo ứng dụng
  • Thạc sĩ trí tuệ nhân tạo ứng dụng (chuyên sâu)

Để biết thông tin chi tiết chương trình đào tạo, học phí và học bổng dành cho ngành trí tuệ nhân tạo của Đại học Deakin, vui lòng liên hệ đại diện tuyển sinh chính thức của trường tại Việt Nam – Công ty Du học INEC:

  • Tổng đài: 1900 636 990
  • Hotline KV miền Bắc & Nam: 093 409 2662 – 093 409 9948
  • Hotline KV miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 4449
  • Email: [email protected]
  • Đăng ký tư vấn miễn phí: https://goo.gl/jw6i4N

Tham khảo thông tin từ Tuổi Trẻ Online, Báo Điện tử Tầm nhìn, PwC, Vietnammoi, Vnexpress, Thanh Niên Online, VietNam News & Analysis, HBB Solutions, Forbes, ATHL Solutions, Genk.

error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon