Nội dung chính

STEM là gì? Giáo dục STEM là gì?

Trong bài viết này trung tâm tư vấn du học Vnsava xin giới thiệu đến bạn đọc thông tin về STEM là gì? Giáo dục stem là gì? Định nghĩa về giáo dục STEM là gì… Tất cả sẽ được trung tâm tư vấn du học Vnsava giải đáp trong bài viết này

  • I20 là gì?
  • OPT là gì? Sinh viên làm việc tại Mỹ theo chương trình OPT

STEM là gì?

STEM là cụm từ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

STEM là gì? Định nghĩa về giáo dục STEM
STEM là gì? Định nghĩa về giáo dục STEM

Một điểm thú vị trong giáo dục STEM chính là cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary). Tức là theo chương trình giáo dục thông thường, học sinh phải học bốn môn tự nhiên tách biệt và rời rạc, tuy nhiên theo như cách học tích hợp, bốn môn học được kết hợp lại thành một để học sinh, sinh viên có thể áp dụng giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày dựa vào kiến thức kết hợp trong quá trình giảng dạy. Sự linh hoạt trong truyền tải kiến thức giúp người học xử lý tình huống thực tế một cách hiệu quả nhất.

Nếu giả sử để một học sinh được trang bị kỹ năng lực kỹ thuật có khả năng sản xuất ra thành phẩm và hiểu được quy trình để làm ra nó thì học sinh phải có khả năng phân tích, tổng hợp, kết hợp để biết cách làm thế nào cân bằng các yếu tố liên quan (mà những vấn đề chỉ có thể tìm thấy trong kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật, khoa học) để tìm ra giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình. Ngoài ra, học sinh còn cần nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật.

Một ví dụ cụ thể nhất là cuộc thi “Thiết kế kỹ thuật vì môi trường” (Technical Design Contest) do Đại học Bách Khoa tổ chức hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên. Mục đích của cuộc thi này là các bạn phải thiết kế một sản phẩm giải quyết một khía cạnh bất ổn về môi trường (dịch bệnh, ô nhiễm không khí, cháy rừng, nguồn nước bẩn, xử lý rác thải…) Thế nhưng, trước khi sản xuất một thiết bị kỹ thuật, các bạn cần tìm hiểu số liệu cụ thể, các thông tin khoa học về môi trường để đưa ra định hướng sáng chế của mình cũng như đo đạc, tính toán các yếu tố cẩn thận để sản phẩm ra đời không có bất cứ sai phạm nào. Đó chính là một trong những ví dụ điển hình của ứng dụng STEM ngoài cuộc sống.

Có thể khẳng định rằng, chương trình STEM có khả năng tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 21 – một kỷ nguyên bùng nổ về kinh tế, xã hội, công nghệ và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhóm ngành STEM ra đời không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những kỹ sư, nhà khoa học, nhà toán học hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.

Hiệp hội các Giáo viên dạy khoa học Mỹ-NSTA cũng đã từng đưa ra định nghĩa và tầm vóc của nhóm ngành STEM như sau: “Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh kế mới”.

Khi học ngành STEM, các bạn có thể làm ở các vị trí như sau:

  • Khoa học máy tính và thông tin
  • Hệ thống Mạng máy tính và Viễn thông
  • Công nghệ thông tin
  • Máy tính và An ninh hệ thống thông tin
  • Kỹ sư máy tính
  • Đa phương tiện và Thiết kế tài nguyên thông tin
  • Kỹ sư
  • Khoa học vật lý và sinh học
  • Quản lý cơ sở dữ liệu và mẫu dữ liệu
  • Kỹ sư hóa học

Lịch sử hình thành giáo dục STEM như thế nào?

Dưới góc nhìn lịch sử, khái niệm về ngành STEM thực ra đã tồn tại từ khá lâu trước khi nó phát triển rộng rãi như ngày nay. Biểu hiện đầu tiên là việc thành lập các trường Đại học kỹ thuật tại Châu Âu trong thế kỷ 19 như: Napoleon’s School; for Industry (1806-1815), Rensselaer Polytechnic Institute (1824), Vocational Education Act (1917), Land Grant Act (1862). Đây là những ngôi trường đầu tiên trên thế giới đào tạo STEM chất lượng cao, cũng là nơi nơi khai sinh ra một khía cạnh quan trọng đáp ứng vô số nhu cầu của con người trong bất cứ thời đại nào.

Trong thời điểm hiện tại, giáo dục STEM được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Úc, Phần Lan, Mỹ…Như vậy, có thể thấy rằng các ngành STEM đã trở thành xu hướng và được cả xã hội quan tâm đầu tư. Thậm chí, nếu có các kỹ năng STEM tốt, bạn chắc chắn sẽ được ưu tiên khi lao động nhập cư tại Canada và hưởng phúc lợi xã hội tốt hơn so với người bản địa.

Một thống kê ở Mỹ cũng cho thấy từ 2004 đến 2014, việc làm liên quan đến khoa học và kỹ thuật tăng 26%, gấp hai lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của các ngành nghề khác. Ngoài ra, việc làm STEM cũng có tốc độ tăng trưởng gấp 4 lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của các ngành nghề khác nếu tính từ 1950 đến 2007.

Những thế mạnh của giáo dục STEM là gì?

Vậy giáo dục STEM có gì mà lại được nhiều người chú trọng đến thế?

Nhìn chung, chúng ta cần phải khai thác những điểm mạnh của Giáo dục STEM trong dạy học ở nhà trường phổ thông, tính đến hoàn cảnh thực tế của đất nước về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; năng lực, điều kiện sống và làm việc của giáo viên; cơ sở vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,…

Những điểm mạnh của giáo dục STEM có thể kể đến:

Thứ nhất, Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21.

Thứ hai, Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học.

Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.

Thứ ba, Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.

Thứ tư, cơ hội nghề nghiệp cho ngành STEM: Nhu cầu tuyển dụng cao

Là nhóm ngành đang thiếu nhân lực tại Mỹ, du học sinh sau khi tốt nghiệp nhóm ngành STEM có các lợi thế: Cơ hội định cư cao, Được ưu tiên ở lại làm việc lâu dài, Có thu nhập ổn ngay khi mới ra trường, Dễ tìm việc làm…

Thực tế không chỉ ở Mỹ thì nhu cầu tuyển dụng khối ngành công nghệ, khoa học, kỹ thuật mới cao. Ngành nghề này được săn đón trên toàn cầu. Nhưng được ở Mỹ, làm việc tại những tập đoàn công nghệ tiên tiến vẫn luôn là giấc mơ của nhiều người.

Một tin vui là từ năm 2022, Mỹ thiếu hụt khoảng 10 triệu nhân lực cho khối ngành chuyên môn cao này. Nhu cầu tăng lần lượt từng ngành Phần mềm, Máy tính, Kỹ sư và Toán học là 32%, 6%, 60% và 2%. Hơn nữa không chỉ những tập đoàn lớn mới cần chuyên viên phần mềm, kỹ sư máy tính hay nhân viên phân tích dữ liệu… Chỉ cần có tấm bằng STEM tại bất kỳ trường đại học nào ở Mỹ thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, sinh viên tốt nghiệp khối ngành STEM có tỷ lệ việc làm cao hơn và mức lương cao hơn so với các chuyên ngành khác. Dưới đây là bảng so sánh mức lương giữa các ngành nghề thuộc khối STEM và những ngành không thuộc STEM:

giáo dục stem

Mức lương trung bình của một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế ở những nước phát triển là khoảng 52,000USD – 65,000/năm. Thế nhưng đối với sinh viên tốt nghiệp từ nhóm ngành STEM thì mức lương trung bình cao hơn khá nhiều. Trong đó, tiêu biểu như một số ngành:

  • Toán (Mathematics): từ 104,000 USD/năm
  • Lập trình máy tính (Computer Programming): từ 82,000 USD/năm
  • Công nghệ thông tin (Information System): từ 91,000 USD/năm
  • Khoa học thông tin máy tính (Computer and Information Sciences): từ 136,000 USD/năm
  • Kỹ sư (Engineering): từ 102,000 USD/năm
  • Kỹ sư cơ khí (Mechanical Engineering): từ 87,000 USD/năm

Cơ hội học tập ngành STEM như thế nào?

Trong thời đại Công nghệ Thông tin 4.0 hiện nay, các ngành nghề sẽ đòi hỏi sự linh hoạt và thích ứng thường xuyên để theo kịp với xu hướng liên tục đổi mới của thế giới. Khối ngành STEM cũng vậy. Chính vì vậy, với du học, bạn có thể tiếp xúc khối ngành trên với kiến thức nền và giáo dục chất lượng nhất, bám sát với thực tế nhất để trang bị khi bước vào công việc. Sinh viên theo học khối ngành STEM không chỉ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực toán học, kỹ thuật, công nghệ và khoa học mà còn cả những kỹ năng tư duy, sáng tạo, vận dụng, thực hành.

Hơn thế nữa, là một nước phát triển về kỹ thuật, khoa học, công nghệ, Mỹ sẽ tạo điều kiện cho sinh viên học tập trong một một trường chất lượng với cơ hội được tiếp xúc với những ứng dụng công nghệ cao, nâng cao tính thực tiễn trong việc đào tạo. Không chỉ vậy, sinh viên sẽ được học tập với các chuyên gia hàng đầu trong ngành cũng là cơ hội để nâng cao kiến thức của mình.

Sau khi hoàn tất việc học của mình, các bạn du học sinh ngành STEM tại Mỹ sẽ có 3 năm để rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm. Để được gia hạn 24 tháng, theo sở nhập tịch và di trú Hoa Kỳ, du học sinh cần đạt những điều kiện sau:

  • Đã được trong diện hưởng OPT và đang trong thời gian OPT còn hiệu lực
  • Đang làm việc cho công ty có chủ đạt yêu cầu trong danh sách STEM OPT Employer Responsibilities
  • Bằng cử nhân  từ các trường Đại học được công nhận bởi Student and Exchange Visitor Program (SEVP)
  • Nộp đơn I-765, Đơn Employment Authorization 90 ngày trước khi OPT cũ hết hạn.

Thị trường lao động tại xứ sở cờ hoa luôn cần rất nhiều nhân lực cho khối ngành STEM và mức lương trong năm đầu tiên cao hơn mức lương cho công việc thuộc khối kinh tế gấp 2 hoặc 3 lần. Cho nên, việc tự tin đầu tư du học Mỹ những ngành học STEM sẽ thu được những lợi ích vô cùng giá trị cho du học sinh.

Có thể khẳng định rằng, học tập trong khối ngành STEM đem lại cho học viên những thế mạnh và cơ hội rất lớn để thành công. Trung tâm tư vấn du học Vnsava tin rằng khối ngành STEM vẫn sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai trước sự chuyển mình mạnh mẽ của kỷ nguyên toàn cầu, chính vì vậy, nếu có năng khiếu trong các môn tự nhiên, tại sao lại không cân nhắc du học chuyên ngành STEM để đón đầu xu thế này các bạn nhỉ?

Với những thông tin trung tâm tư vấn du học Vnsava.com chia sẻ trên đây đã giúp các bạn du học sinh hiểu được STEM là gì? Giáo dục stem là gì? Định nghĩa về giáo dục STEM là gì… Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho các bạn trong tương lai cũng như hỗ trợ trong quá trình làm hồ sơ du học tại các trường đại học và cao đẳng của Canada, Mỹ và Úc…

  • PTE là gì? Những điều cơ bản cần biết về chứng chỉ PTE
  • Top 10 quốc gia dễ định cư sau du học