Nội dung chính

Portfolio là gì? Làm sao để Portfolio nổi bật?

Portfolio được xem là một hồ sơ giúp các bạn học chuyên ngành nghệ thuật thể hiện những khả năng, tính cách và sở thích của bản thân. Nó còn được xem là nơi để bạn thể hiện định hướng nghề nghiệp thông qua các tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định có nên chọn bạn hay không.

  • Family name là gì? Cách sử dụng Family name chính xác
  • Given name là gì? Given name nghĩa là gì?

Trong bài viết này trung tâm tư vấn du học Vnsava xin giới thiệu đến bạn đọc thông tin về Portfolio là gì? Làm sao để Portfolio nổi bật?… Tất cả sẽ được trung tâm tư vấn du học Vnsava giải đáp trong bài viết này

Portfolio là gì? Cần chuẩn bị Portfolio như thế nào khi làm hồ sơ du học ngành nghệ thuật
Portfolio là gì? Cần chuẩn bị Portfolio như thế nào khi làm hồ sơ du học ngành nghệ thuật

Portfolio là gì?

Portfolio là một tài liệu tổng hợp những tác phẩm hoặc sản phẩm nổi bật bạn từng thực hiện trong quá khứ. Trong khi CV hay Resume có mục đích làm nổi bật thành tích hay thành tựu của bạn thì portfolio lại tập trung vào tay nghề của bạn. Thông thường chỉ những lĩnh vực có thể tạo ra sản phẩm thì ban tuyển sinh hay nhà tuyển dụng mới yêu cầu bạn nộp portfolio.

Portfolio cũng là một bộ sưu tập cá nhân, thường được sử dụng ở lĩnh vực nghệ thuật, sáng tạo như thiết kế thời trang, Nhiếp ảnh, Video Editor, Web Designer, Graphic Designer…

Ví dụ như nếu bạn muốn nộp hồ sơ vào vị trí chuyên viên thiết kế đồ họa thì cần gửi những ấn phẩm truyền thông hoặc bạn muốn du học và xin học bổng ngành điện ảnh thì sẽ phải nộp portfolio giới thiệu một số phim ngắn đã từng làm của mình

Portfolio bao gồm những thông tin gì?

Một bộ portfolio hoàn chỉnh giúp thể hiện được tối đa năng lực của bản thân, đồng thời tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng hoặc các nhà đầu tư cần có những thông tin sau:

  • Thông tin bảo hộ quyền sở hữu sản phẩm: Phần này sẽ khẳng định các sản phẩm trong portfolio là do bạn thực hiện, không ai được phép sao chép hay sử dụng tác phẩm mà chưa có sự đồng ý của bạn.
  • Diễn giải về sản phẩm: Đối với những sản phẩm ấn tượng hoặc để lại dấu ấn đặc biệt trong quá trình thực hiện, bạn có thể diễn giải thêm về sản phẩm để “ghi điểm” với người xem.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Nhà tuyển dụng hay nhà đầu tư thường hỏi các ứng viên của mình về mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai, bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn. Vì vậy, bạn nên có mục tiêu khoảng 3 – 5 năm để xác định rõ lộ trình công việc cần thực hiện.
  • Kỹ năng: Những kỹ năng bên cạnh công việc chuyên môn chính sẽ giúp bạn thể hiện được năng lực làm việc của mình.
  • Triết lý trong công việc: Những quan điểm và quy tắc làm việc sẽ giúp nhà tuyển dụng, nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cách làm việc của bạn.
  • Chứng chỉ, bằng cấp và các dự án liên quan: Các thông tin này sẽ giúp bạn nâng cao giá trị đối với nhà tuyển dụng.
  • Sơ yếu lý lịch: Những thông tin cá nhân ngắn gọn như địa chỉ, họ và tên, email, số điện thoại, trang web cá nhân, mạng xã hội… sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu và liên hệ với bạn dễ dàng hơn.

Phân biệt Portfolio và CV như thế nào?

Portfolio và CV đều là những hồ sơ cần thiết để ứng viên đi xin việc. Tùy từng vị trí công việc khác nhau mà nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên nộp Portfolio hoặc CV. Hai loại hồ sơ này có những điểm khác nhau như sau:

  • Về hình thức: CV cần ngắn gọn và súc tích, được thiết kế trong khoảng 1 – 2 trang là phù hợp. Portfolio không giới hạn về độ dài mà bao gồm các dự án và sản phẩm ứng viên đã thực hiện.
  • Về nội dung: CV tập trung giới thiệu các thông tin cá nhân tổng thể của ứng viên gồm trình độ, thành tích đạt được, các đơn vị đã từng làm việc trước đó, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên…. Portfolio tập trung vào các sản phẩm đã thực hiện được.

Cách trình bày của một Portfolio như thế nào?

Portfolio có thể được trình bày ở bất kỳ khổ giấy nào, miễn là nó thuận tiện và có thể giúp bạn truyền tải được nội dung bạn muốn thể hiện. Thông thường, mẫu giấy được chọn để làm Portfolio là giấy A3. Bạn có thể trình bày Portfolio như kể lại câu chuyện của từng tác phẩm. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể thấy được quá trình bạn bạn đầu tư công sức vào từng tác phẩm của mình. Để Portfolio trở nên ấn tượng hơn, bạn nên trình bày từng sự kiện, tránh rườm rà làm người xem mất tập trung.

Thông thường sẽ không có giới hạn số lượng tác phẩm trong Portfolio, thế nhưng, vì thời gian có hạn nên bạn cần chuẩn bị giới hạn trong khoảng 5 dự án, mỗi dự án bạn cần trình bày một số tác phẩm tiêu biểu và đính kèm thêm tệp phác thảo của bạn.

Bản PDF

Khi gửi hồ sơ đi, bạn cần lưu ý phải lưu Portfolio bằng định dạng pdf. Do lưu ở dạng pdf sẽ giúp bạn lưu trữ nội dung và chất lượng của hình ảnh tốt với dung lượng thấp và dễ dàng mở và sử dụng.

In ấn

Mặc dù bạn đã gửi bản Portfolio trước qua mail cho nhà trường, thế nhưng bên cạnh đó bạn cũng cần phải chuẩn bị bản Portfolio được in trên giấy. Thông thường, Portfolio sẽ được in theo khổ A4, in trên giấy ảnh để đạt chất lượng hình ảnh tốt nhất và được đóng bìa cẩn thận chắc chắn để ghi điểm trong hội đồng xét tuyển.

Portfolio video

Đây được xem là một hình thức làm Portfolio gây hiệu ứng tốt đến với nhà trường bởi nó thể hiện sự chuẩn bị kỹ càng, nghiêm túc và chu đáo của bạn. Thế nhưng trên thực tế, rất ít sinh viên chọn làm Portfolio như trên bởi nó đòi hỏi sự phức tạp cũng như cần có nhạc nền và giới thiệu sáng tạo. Các trang có thể dùng tạo portfolio video là: Vimeo, Youtube…

Tính sáng tạo

Bạn nên tham khảo các mẫu có sẵn trên mạng để tự tạo cho mình một bản Portfolio mang đậm dấu ấn cá nhân của bản thân. Vì ngành thiết kế là một ngành kén người học và chi phí cũng không hề thấp, vì thế, khi bạn xác định học ngành này thì cần phải có sự chuẩn bị lâu dài.

Sử dụng tiếng Anh 

Trong bối cảnh Anh ngữ đã trở thành một kỹ năng quan trọng đối với mọi lĩnh vực nghề nghiệp hiện nay, thì một portfolio bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt hơn đối với người xem. Lưu ý, nên sử dụng tiếng Anh ngắn gọn, súc tích và tránh những lỗi ngữ pháp không đáng có.

Những trường đào tạo ngành thiết kế đồ họa tốt nhất trên thế giới

Một hồ sơ portfolio hoàn chỉnh và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn phần nào trong việc tạo ấn tượng với ban tuyển sinh trường học mà bạn muốn ứng tuyển. Dưới đây là một số trường học dạy thiết kế đồ họa chất lượng mà bạn không thể bỏ qua tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

Tại Việt Nam, bạn có thể học ngành này từ cơ bản đến nâng cao trong các trường Đại học chính quy tại Việt Nam như Đại học Mỹ thuật, Đại học Kiến trúc,… Ngoài ra, bạn có thể chọn những trung tâm dạy học đồ họa với thời gian học ngắn hơn.

Nếu bạn có đam mê với ngành Thiết kế đồ họa và mong muốn được trải nghiệm bản thân ở một quốc gia khác thì bạn có thể tham khảo một số trường dưới đây:

Mỹ

  • Virginia College
  • University of Miami
  • Southern New Hampshire University
  • Grand Canyon University
  • Herzing University
  • Independence University
  • Rasmussen College
  • University of Florida
  • Iowa State University

Anh

  • University of Glasgow
  • Loughborough University
  • Goldsmiths – University of London
  • Edinburgh University
  • Nottingham Trent University
  • University of Wales Trinity Saint David
  • Brunel University
  • Falmouth University
  • Reading University
  • Leeds College of Art
  • Leeds University

Úc

  • Đại học Torrens
  • Đại học Griffith
  • Đại học Curtin
  • Đại học Canberra
  • Học viện SAE
  • Học viện AIT
  • Đại học Murdoch
  • Đại học RMIT

Với những thông tin trung tâm tư vấn du học Vnsava.com chia sẻ trên đây đã giúp các bạn du học sinh hiểu được Portfolio là gì? Làm sao để Portfolio nổi bật?… Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho các bạn trong tương lai cũng như hỗ trợ trong quá trình làm hồ sơ du học tại các trường đại học và cao đẳng của Canada, Mỹ và Úc…

  • Freelancer là gì?
  • Job offer là gì? Cách trả lời thư mời nhận việc như thế nào?
  • Case study là gì? Ý nghĩa của Case study là gì?
  • First Name là gì? Last Name là gì? Cách điền thông tin đầy đủ
  • Certificate là gì? Chứng nhận Certificate là gì?