Nội dung chính

  • 1 Thông tin cơ bản về làm thêm khi du học Phần Lan bạn nên biết
  • 2 Bạn có thể làm những công việc gì?

Du học Phần Lan không đơn thuần chỉ là lên lớp nghe giảng, tiếp thu kiến thức, đi thực tập để rèn luyện kỹ năng chuyên môn mà hầu hết sinh viên còn muốn được trải nghiệm tối đa cuộc sống, văn hóa của xứ ngàn hồ. Làm thêm trong khi du học là một trong những lựa chọn khá phổ biến của các bạn trẻ không chỉ bởi được học hỏi nhiều điều mới mẻ, tiếp xúc với nhiều người, rèn luyện kỹ năng giao tiếp lẫn ngoại ngữ, hiểu hơn môi trường làm việc của Phần Lan mà còn mang đến cảm giác thành tựu khi các em tự mình làm việc, nhận lương và được công nhận năng lực.

Quy định làm thêm đối với sinh viên quốc tế là gì, bạn có thể làm những công việc gì hay có thể tìm việc làm ở đâu, mời bạn theo dõi chia sẻ của Phuong Minh – một du học sinh Việt Nam đang học tại Finland University để hiểu rõ hơn về làm việc bán thời gian tại nước này.

Nhiều sinh viên làm việc bán thời gian để trang trải một phần chi phí du học

Nhiều sinh viên làm việc bán thời gian để trang trải một phần chi phí du học

Thông tin cơ bản về làm thêm khi du học Phần Lan bạn nên biết

Theo Cơ quan xuất nhập cảnh Phần Lan, sinh viên quốc tế có quyền làm việc không hạn chế nếu công việc liên quan đến việc học của họ. Bạn cũng có thể làm các công việc khác nhưng trung bình chỉ 20 – 25 giờ mỗi tuần trong năm học và làm việc không giới hạn thời gian trong các ngày nghỉ. Điều đó có nghĩa là nếu có thể tìm được một công việc bán thời gian phù hợp với lịch trình học tập của mình, bạn hoàn toàn có thể duy trì công việc này trong khi học toàn thời gian tại đơn vị đào tạo. Một điều rất phổ biến với sinh viên quốc tế du học Phần Lan là làm việc ít giờ trong năm học và sau đó làm việc toàn thời gian trong mùa hè và ngày lễ.

Tùy thuộc công việc, nơi làm việc mà bình quân mức lương làm thêm bạn có thể nhận được mỗi giờ dao động từ 6 – 15 Euro.

Tùy vào công việc và tình hình cá nhân, một số sinh viên có thể quản lý tốt thời gian và công việc để làm việc đủ trang trải chi phí hàng ngày khi du học. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Cơ quan giáo dục quốc gia Phần Lan (thuộc Bộ Văn hóa và Giáo dục), sinh viên không nên hoàn toàn dựa vào thu nhập của công việc bán thời gian và khả năng tìm được việc không đảm bảo 100%.

>> Xem thêm chi phí du học Phần Lan năm 2022

Chính phủ Phần Lan giới hạn giờ làm thêm trong kỳ học để đảm bảo chất lượng học tập của sinh viên

Chính phủ Phần Lan giới hạn giờ làm thêm trong kỳ học để đảm bảo chất lượng học tập của sinh viên

Bạn có thể làm những công việc gì?

Công việc liên quan đến việc học của bạn

Những công việc lý tưởng nhất sẽ liên quan đến lĩnh vực học tập của bạn. Nhìn chung, thường có sẵn một số công việc nghiên cứu tại các khoa có thể phù hợp với sinh viên chương trình thạc sĩ. Công việc dạng này thường được xem là việc thực tập hoặc liên quan đến luận án thạc sĩ. Nếu có hứng thú nghiên cứu, bạn nên thảo luận về mong muốn tham gia nhóm nghiên cứu hoặc thực hiện công việc được trả công cho luận án của bạn với các giám sát viên hoặc giáo sư của bạn khi bắt đầu nghiên cứu.

Đừng ngại tiếp cận các giáo sư, giảng viên hoặc bạn bè để nói về mong muốn làm việc trong nghiên cứu của bạn. Các giáo sư Phần Lan thường dễ tiếp cận và sẵn lòng giúp đỡ. Có thể họ không tìm kiếm một thực tập sinh hoặc trợ lý tại thời điểm đó nhưng họ biết những người cần đến hoặc nguồn công việc phù hợp. Các giáo sư cũng có thể cho bạn lời khuyên giá trị dựa trên tình hình hiện tại của bạn.

Ngoài ra, cũng có sẵn những công việc không liên quan đến nghiên cứu tùy vào lĩnh vực học tập của bạn. Tại mỗi trường đại học Phần Lan đều có dịch vụ hỗ trợ nghề nghiệp và ngày hội việc làm để bạn có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến sở thích của mình. Điều quan trọng là sinh viên cần tích cực trong việc tìm kiếm việc làm và xây dựng kỹ năng của mình thông qua những hoạt động khác nhau. Nói chuyện với các chuyên gia tư vấn quốc tế, giáo sư hoặc tham dự ngày hội việc làm là một số bước đầu tiên để hiểu sâu hơn về yêu cầu công việc và mở rộng mạng lưới nghề nghiệp của bạn.

Bên cạnh đó, làm quen với một số nền tảng hữu ích như TE-palvelut, LinkedIn hoặc Oikotie, thảo luận với bạn học, đồng nghiệp và tìm kiếm tích cực cũng giúp ích nhiều cho bạn.

>> Xem thêm: Làm hồ sơ du học Phần Lan và những mốc thời gian cần lưu ý

Làm việc cho dự án nghiên cứu của giáo sư là việc làm thêm rất có lợi cho chuyên môn của bạn

Làm việc cho dự án nghiên cứu của giáo sư là việc làm thêm rất có lợi cho chuyên môn của bạn

Những lựa chọn công việc làm thêm khác với du học sinh Phần Lan

Tùy vào nơi bạn sống mà các lựa chọn có thể khác nhau rất nhiều. Nhìn chung, dễ tìm việc làm ở những thành phố lớn hơn các thị trấn nhỏ. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ.

Ví dụ, vào đầu mùa xuân và mùa hè, có khá nhiều trang trại nằm ở những vùng xa hơn tìm kiếm công nhân thời vụ để giúp chăm sóc vườn, hái hoa quả hoặc đóng gói trái cây. Những công việc này phù hợp với sinh viên quốc tế, vì các trang trại thường cung cấp chỗ ở và nội trú cho công nhân. Bạn có thời gian rảnh để khám phá khu vực sau giờ làm việc. Vì loại công việc này đòi hỏi một chút hiểu biết về nông nghiệp và sức khỏe tốt nên đặc biệt phù hợp với những người yêu thích thiên nhiên và thích làm việc ở nông thôn.

Ở các thành phố lớn hơn, có khá nhiều cơ hội việc làm bán thời gian cho sinh viên nhưng mức độ cạnh tranh cũng khá cao tùy thuộc vào kỹ năng của ứng viên. Việc có thể nói tiếng Phần Lan hoặc Thụy Điển là một lợi thế tuyệt vời vì bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để nhận được công việc làm thêm mong muốn. Tuy nhiên, cũng có những công việc không đòi hỏi kỹ năng ngôn ngữ trên như làm nhân viên phục vụ bàn, nhân viên pha chế, người giúp việc nhà bếp… nếu bạn có hygiene passport (chứng chỉ vệ sinh) hoặc alcohol passport (chứng chỉ rượu). Các giấy phép này cho phép bạn làm việc trong một số lĩnh vực nhất định và các bài kiểm tra có thể được thực hiện bằng những ngôn ngữ khác nhau ngoài tiếng Anh, Phần Lan, Thụy Điển.

Công việc giao hàng (báo, thực phẩm, bưu kiện…) cũng phổ biến với sinh viên, tuy nhiên một số nơi yêu cầu bạn có giấy phép lái xe. Một số công việc chỉ đòi hỏi sức khỏe tốt và có phương tiện cá nhân như xe đạp, xe máy, ô tô để làm nhân viên giao hàng tại Foodora hoặc Wolt. Làm việc cho các công ty vệ sinh cũng là một lựa chọn rất phổ biến với sinh viên với địa điểm làm việc thường gặp tại khách sạn, tàu du lịch, bệnh viện, nhà ở tư nhân.

Công việc dọn dẹp thường không yêu cầu kỹ năng ngôn ngữ hoặc giấy phép bổ sung

Công việc dọn dẹp thường không yêu cầu kỹ năng ngôn ngữ hoặc giấy phép bổ sung

Làm việc trong ngành công nghiệp vệ sinh thường không yêu cầu kỹ năng ngôn ngữ hoặc giấy phép bổ sung, giờ làm việc rất linh hoạt và nhân viên được đào tạo trước khi bắt đầu công việc. Dù điều kiện làm việc khác nhau nhưng tất cả công việc đều mang lại lợi ích như nhau cho mọi người lao động ở Phần Lan như chăm sóc sức khỏe, huấn luyện an toàn, ngày lễ…

Có nhiều công việc bán thời gian nhưng không đảm bảo mọi sinh viên đều tìm được việc làm mong muốn. Tìm kiếm việc làm ở nước ngoài là một kinh nghiệm quý giá để học cách xử lý những vấn đề phát sinh và cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra trong giai đoạn này. Dù sao, điều cần thiết vẫn là nhớ mục tiêu cuối cùng của bạn là nghiên cứu và khai thác các kỹ năng để chuẩn bị cho tương lai của bạn.

Nếu có một công việc bán thời gian như ý, bạn cũng đừng dốc sức vào đó mà lơ là việc học hoặc sức khỏe. Làm thêm giờ để tăng thu nhập có thể khiến bạn không đảm bảo hoàn thành đủ số tín chỉ theo yêu cầu, gây nguy hiểm cho việc học của bạn vì giấy phép cư trú của bạn có thể bị thu hồi.

Học cách cân bằng giữa học tập và làm việc là điều rất cần thiết cho cả sự nghiệp sau này của bạn. Hy vọng những kỹ năng bạn có được khi làm việc bán thời gian sẽ có ích cho sự phát triển cá nhân. Đừng quên liên hệ với nhà tư vấn và tuyển sinh du học Phần Lan uy tín để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho bạn nhé.

Công ty Tư vấn Du học INEC:

  • Tổng đài: 1900 636 990
  • Hotline KV miền Bắc & Nam: 093 938 1081
  • Hotline KV miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 9983
  • Email: [email protected]
  • Đăng ký tư vấn du học Phần Lan tại đây.
error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon