Mỹ luôn được coi là “thiên đường” của giáo dục quốc tế. Du học tại đây, học sinh sinh viên sẽ được hưởng môi trường giáo dục chất lượng hàng đầu. Cùng chúng tôi tìm hiểu về hệ thống giáo dục Mỹ ngay trong bài viết dưới đây!

Nội dung chính

Tìm hiểu về hệ thống giáo dục Mỹ

1. Các bậc học tại Mỹ

Hệ thống giáo dục Mỹ chia thành nhiều chương trình học. Cụ thể như sau:

Chương trình Tiểu học và Trung học

Trước khi bắt đầu chương trình giáo dục bậc cao, học sinh tại Mỹ sẽ học 12 năm cho hệ Tiểu học và Trung học. Trẻ em Mỹ bắt đầu đi học khi 6 tuổi.

Bậc Trung học trong hệ thống giáo dục Mỹ được chia thành 2 chương trình. Đó là trường Trung học cơ sở và trường Trung học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng và có thể học lên Cao đẳng – Đại học. 

Chương trình Đại học

Chương trình Đại học hay còn được gọi là chương trình Cử nhân. Đây chính là chương trình đầu tiên trong hệ thống chương trình giáo dục bậc cao ở Mỹ. Sinh viên sẽ mất khoảng 4 năm để tốt nghiệp và lấy bằng. Trong 2 năm đầu tiên, bạn sẽ được học nhiều khóa học cơ bản. Các khóa học này giúp sinh viên tích lũy kiến thức chung. Sau đó, sẽ chuyển sang học chuyên ngành.

Hệ thống giáo dục Mỹ
Chương trình Đại học là chương trình đầu tiên trong hệ thống chương trình giáo dục bậc cao ở Mỹ
Nhận ngay lộ trình Tư vấn du học hoàn toàn miễn phí tại Việt Đỉnh

Sinh viên cũng có thể lựa chọn học tại Cao đẳng cộng đồng hoàn thành chương trình 2 năm đầu. Sau đó, lấy bằng chuyển tiếp lên các trường Đại học, tiếp tục theo học thêm 2 năm trước khi tốt nghiệp.

Một điều sinh viên cần lưu ý là bạn có thể thay đổi ngành học bất cứ khi nào. Tuy nhiên, việc học thêm này đồng nghĩa với việc bạn phải học nhiều môn hơn, tốn nhiều thời gian, kinh phí hơn.

Các trường Đại học tại Mỹ lại được chia thành 6 loại chính. Đó là:

  • Trường công của các bang
  • Trường tư
  • Trường Cao đẳng cộng đồng
  • Trường chuyên nghiệp
  • Viện công nghệ
  • Trường của nhà thờ

Chương trình Thạc sĩ

Chương trình sau Đại học, sinh viên sẽ lấy bằng Thạc sĩ. Điều kiện học chương trình là sinh viên đã tốt nghiệp Đại học và có mong muốn học lên cao hơn. Đây là chương trình cần thiết nếu bạn muốn làm các công viên chủ chốt, muốn nghiên cứu sâu hơn.

Chương trình Cao học thường do các phòng ban ở trường học quản lý riêng. Điều kiện theo học chương trình Thạc sĩ cũng tương đối khắt khe. Sinh viên phải đạt các bài kiểm tra đầu vào như: LSAT, GRE, GMAT, MCAT. Mỗi trường học, ngành học lại có những yêu cầu khác nhau. Sinh viên cần tìm hiểu và đáp ứng các yêu cầu trên nếu có nhu cầu du học.

Hệ thống giáo dục Mỹ
Chương trình Thạc sĩ tại Mỹ có thời gian đào tạo từ 1 – 2 năm

Thời gian hoàn thành chương trình Thạc sĩ là 1 đến 2 năm. Sinh viên phải viết bài luận Thạc sĩ hoặc hoàn thành dự án Thạc sĩ để có thể lấy bằng. Bằng cấp Thạc sĩ được cấp tại hệ thống giáo dục Mỹ được công nhận toàn thế giới.

Chương trình Tiến sĩ

Thông thường, để có được bằng Tiến sĩ, người học phải hoàn thành chương trình Thạc sĩ. Tại Mỹ, sinh viên có thể học thẳng lên Tiến sĩ mà bỏ qua chương trình Thạc sĩ. Thời gian học Tiến sĩ sẽ kéo dài khoảng 3 năm. Một số du học sinh quốc tế dành đến 5 – 6 năm để hoàn thành việc học của mình. Hầu hết các sinh viên học Tiến sĩ đều có học bổng từ nhà nước hoặc học bổng của trường học.

2. Điểm quy định trong hệ thống giáo dục Mỹ

Sinh viên khi có nhu cầu du học Mỹ cần nộp bảng điểm. Đây là văn bản chính thức chứng minh kết quả học tập. Trong hệ thống giáo dục Mỹ, bảng điểm bao gồm điểm thành phần và điểm trung bình (GPA). Mỗi trường học lại có yêu cầu khác nhau về bảng điểm. Do đó, khi du học tại hệ thống giáo dục Mỹ, sinh viên cần chú ý:

  • Nên chọn trường học phù hợp với trình độ học vấn trong nước ở ngay thời điểm tìm trường
  • Tìm hiểu rõ nhu cầu tuyển sinh của trường học đó. Cùng với đó là chương trình cấp bằng của trường học
  • Liên hệ với người hướng dẫn để cập nhật thông tin tuyển sinh của trường.

3. Lịch học của sinh viên Mỹ

Theo đó, sinh viên sẽ bắt đầu năm học vào tháng 8, tháng 9 và kết thúc năm học vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau. Sinh viên Mỹ thường bắt đầu thời điểm học tập vào mùa Thu. Ngoài ra, cũng có rất nhiều khóa học được mở liên tục trong năm.

Hệ thống giáo dục Mỹ
Sinh viên tại Mỹ sẽ bắt đầu năm học vào tháng 8 hoặc tháng 9

Một số trường Đại học chia năm học thành 2, 3 thậm chí 4 kỳ học. Việc chia kỳ học còn phụ thuộc vào trường học bạn lựa chọn.

Xem thêm: Các kỳ nhập học tại Mỹ và thời điểm nhập học

Sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục tại Mỹ và Việt Nam

Như vậy, có thể thấy hệ thống giáo dục tại Mỹ và Việt Nam có sự khác biệt nhất định. Bạn có thể so sánh dựa trên các tiêu chí như sau:

1. Thời gian học

Tại Mỹ, thời gian học ở các bậc học là: Tiểu học (5 năm); Trung học cơ sở (3 năm); Trung học phổ thông (4 năm); Cao đẳng cộng đồng (2 năm); Đại học (4 năm); Thạc sĩ: (2 năm); Tiến sĩ (ít nhất 4 năm).

Trong khi đó, thời gian học ở Việt Nam là: Tiểu học (5 năm); Trung học cơ sở (4 năm); Trung học phổ thông (3 năm); Cao đẳng (3 năm); Đại học (4 – 6 năm); Thạc sĩ (2 năm).

2. Chương trình học

Tại Mỹ, chương trình học khuyến khích học sinh tư duy, phát triển cá nhân. Sinh viên sẽ là người chủ động, thầy cô chỉ hướng dẫn. 

Còn tại Việt Nam, chương trình học được đánh giá là áp lực với lượng kiến thức khổng lồ, mang tính lý thuyết. Hầu hết các sinh viên rập khuôn máy móc hơn là sáng tạo. Thành tích học tập cao nhưng lại không có tính ứng dụng thực tế. Học sinh còn bị động theo lối thầy giảng trò nghe.

3. Cơ sở vật chất

Nước Mỹ đầu tư hệ thống vật chất giáo dục với trang thiết bị, công nghệ hiện tại. Tất cả đều phục vụ cho nhu cầu vừa học, vừa thực hành của học sinh, sinh viên.

Trong khi đó, cơ sở vật chất Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Hầu hết các trường đều thiếu thiết bị thực hành. Học sinh chủ yếu học trên lý thuyết, học trong sách vở.

4. Học phí

Học sinh bậc Trung học trở xuống tại Mỹ được miễn toàn bộ học phí. Mức học phí bậc Đại học, Cao đẳng, Thạc sĩ tương đối cao. 

Mức học phí tại Việt Nam tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu tính tổng chi phí trong suốt quá trình học tập lại cao. Có nhiều khoản phí phát sinh.

Nhận ngay lộ trình Tư vấn du học hoàn toàn miễn phí tại Việt Đỉnh

Xem thêm: Chi phí du học Mỹ có tốn kém như ta vẫn nghĩ?

5. Chất lượng giảng dạy

Hệ thống giáo dục Mỹ đề cao chất lượng giảng dạy. Giáo viên, giảng viên đều được đào tạo chuyên nghiệp, có trình độ cao. 

Hệ thống giáo dục Mỹ
Hệ thống giáo dục Mỹ đề cao chất lượng giảng dạy

Còn tại Việt Nam, đội ngũ giáo viên, giảng viên có bằng cấp cao nhưng lại thiếu nghiệp vụ sư phạm. Cách dạy được đánh giá là khá máy móc, áp đặt.

6. Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục của Mỹ là hướng tới sự phát triển toàn diện của học sinh. Chú trọng đến sự sáng tạo, tính cá nhân.

Cũng giống như Mỹ, mục tiêu giáo dục của Việt Nam cũng hướng đến sự phát triển toàn diện cho người học. Tuy nhiên, lại có thiên hướng phát triển kiến thức, chú trọng điểm số, thành tích hơn là sự sáng tạo cá nhân.

Hướng đến sự phát triển toàn diện cho học sinh tuy nhiên có thiên hướng nhiều hơn để phát triển kiến thức, trọng thành tích và điểm số học thuật hơn là sự sáng tạo cá nhân.

7. Giá trị bằng cấp

Người người học có thể tự tin vì bằng cấp được chứng nhận trên toàn thế giới. Còn tại Việt Nam, bằng cấp chỉ được công nhận ở phạm vị trong nước. 

8. Cơ hội việc làm

Cơ hội việc làm rộng mở với mức lương cao nếu tốt nghiệp tại Mỹ. Nếu tốt nghiệp từ các trường Đại học danh tiếng, cơ hội còn lớn hơn rất nhiều. 

Tại Việt Nam, sau khi tốt nghiệp, sinh viên thường phải học thêm các khóa nghiệp vụ. Sinh viên thường không thể đảm nhận công việc mà cần có người hướng dẫn, kèm cặp trong 1 thời gian.

Với những ưu điểm tuyệt vời, được hưởng chương trình giáo dục tại hệ thống giáo dục Mỹ luôn là mơ ước của rất nhiều sinh viên Việt Nam. Hãy kết nối ngay với Việt Đỉnh, chúng tôi là một trong những dịch vụ tư vấn du học Mỹ uy tín để giúp biến ước mơ của bạn trở thành hiện thực.