Nội dung chính

Electrical Engineering là gì? Tìm hiểu ngành Electrical Engineering

Với những bạn sinh viên có dự định đi du học khối ngành kĩ thuật thì không thể bỏ qua ngành Electrical Engineering. Trong bài viết này trung tâm tư vấn du học xin giới thiệu những thông tin cơ bản về ngành Electrical Engineering là gì, ngành Electrical Engineering học bao lâu, ngành Electrical Engineering học phí bao nhiêu, nên du học ngành Electrical Engineering tại Canada, Mỹ hay Hà Lan…

Electrical Engineering là gì?

Trong khối ngành kỹ thuật đang có tốc độ phát triển mạnh và lựa chọn bởi nhiều thí sinh nhất hiện nay bởi cơ hội việc làm hấp dẫn, ngoài các ngành khoa học về máy tính, sinh học, một cái tên không thể không nhắc đến chính là công nghệ về điện, dịch ra tiếng Anh với tên thông dụng “ Electrical Engineering”. Khái niệm Electrical Engineering là gì được hiểu là kỹ thuật bao gồm các khâu liên quan đến sản xuất, phát triển, nghiên cứu, thiết kế, thi công và quản lý những hệ thống liên quan đến điện từ mạng lưới đơn giản đến phức tạp phục vụ mọi hoạt động của đời sống. Là người anh em trong gia đình điện, nhưng Electrical  Engineering khác với Electronic Engineering, bởi yếu tố điện tử.

Điện là nhân tố tất yếu của đời sống tiêu dùng và sản xuất, các thiết bị điện ngày càng có xu hướng bùng nổ và đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Bạn có thể sống một ngày không có cơm ăn, những doanh nghiệp sẽ chỉ cần khoảng 10 phút để bị thiệt hại hàng triệu đô la chỉ khi sự kết nối của điện bị gián đoạn. Sự mở rộng của những cơ sở sản xuất, nhu cầu ngày càng cao của con người về thắp sáng, truy cập các thiết bị công nghệ, trang trí hiện đại hóa cuộc sống đã mở rộng những ngành, lĩnh vực liên quan đến điện theo cấp số nhân. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất đưa khái niệm Electrical Engineering là gì trở nên phổ biến. Ngày nay, Electrical engineering được đào tạo tại hầu hết các trường đại học chuyên về kỹ thuật và được lựa chọn bởi nhiều thí sinh là tín đồ công nghệ để viết tiếp giấc mơ kỹ sư điện tín đồ công nghệ.

Học Kỹ thuật Điện ở Canada là học gì?

Chương trình Electrical Engineering tại các trường đại học, cao đẳng ở Canada sẽ chuẩn bị cho bạn những kiến thức nền tảng, để từ đó bạn sẽ tiếp tục xây dựng vốn hiểu biết và kĩ năng trong suốt quá trình học tập của mình.

Tìm hiểu ngành Electrical Engineering là gì?
Tìm hiểu ngành Electrical Engineering là gì?

Ngoài ra, một số trường sẽ kết hợp chương trình học trên giảng đường với chương trình Co-op được trả lương giúp các bạn sinh viên vừa có thêm thu nhập, vừa có thêm kinh nghiệm làm việc thực tế. Mọi người sẽ tự trang bị cho bản thân kinh nghiệm làm việc thông qua quá trình thực hành trực tiếp với các thiết bị điện và hệ thống chuyển tải, kiểm soát, dự trữ, cung cấp và sử dụng năng lượng điện tử, thông tin mã hóa…

Ví dụ như Chương trình học của Bằng Cử nhân Electrical Engineering tại trường University of Waterloo:

Năm nhất

  • Workplace Hazardous Materials Milestone
  • Linear Algebra
  • Fundamentals of Programming
  • Engineering Profession and Practice
  • Communication in the Engineering Profession
  • Classical Mechanics

Năm thứ 2

  • Linear Circuits
  • Information Session
  • Engineering Economics and Impact on Society
  • Electricity and Magnetism
  • Discrete Mathematics and Logic 1
  • Digital Circuits and Systems
  • Calculus 2 for Engineering

Chương trình Co-op

Một số trường Đại học tại Canada cho phép bạn được đăng ký tham gia các khóa Co-op.

Co-op là cách giúp sinh viên vừa kiếm được kinh nghiệm làm việc trong thực tế vừa được trả lương. Bằng cách tham gia vào các khóa học và thực hiện co-op trong năm học, sinh viên có thể khám phá thêm những lĩnh vực nghề nghiệp mới và mở rộng mối quan hệ trong cùng lĩnh vực

Một số công việc có thể tham gia Co-op:

  • Test systems engineering
  • Junior designer – electrical
  • Hardware designer
  • Hardware design engineer
  • Electrical engineering intern
  • Assistant information analyst
  • Artifical intelligence undergraduate researcher

Các khóa học khác của các năm sau đó

  • Introduction to Thermodynamics and Heat Transfer
  • Electromechanical Energy Conversion
  • Electromagnetic Fields and Waves
  • Algorithm Design and Analysis

Các kĩ năng cần có sau khi tốt nghiệp ngành Electrical Engineering là gì?

Sau khi ra trường, nhà tuyển dụng sẽ mong đợi những ứng viên của mình nắm bắt được các kĩ năng sau đây:

  • Giám sát các kĩ thuật viên, công nghệ viên, nhà lập trình, phân tích và các kĩ sư khác
  • Chuẩn bị các tài liệu hợp đồng và đánh giá đấu thầu xây dựng hoặc bảo trì
  • Điều tra để phát hiện vấn đề về điện
  • Phát triển các tiêu chuẩn vận hành và bảo trì cho hệ thông và các thiết bị điện
  • Kiểm tra và giám sát quá trình sửa đổi, lắp đặt, kiểm tra và vận hành các hệ thống và thiết bị điện
  • Tiến hành mô phỏng đặc tính, mô hình hóa quy trình và tích hợp các thiết bị micro và nano trong quá trình phát triển sản phẩm và thiết bị mới
  • Thiết kế hệ thống, thiết bị, linh kiện và mạch điện
  • Chuẩn bị những ước tính, báo cáo về thời gian và chi phí nguyên vật liệu, thiết kế về hệ thống và các thiết bị điện và điện tử
  • Khả năng nghiên cứu về cách thức vận hành, khả năng hoạt động, thiết kế, tính khả thi của các loại thiết bị, máy móc, hệ thống liên quan đến điện và điện tử

Điều kiện đầu vào của ngành Electrical Engineering là gì?

Ngoại ngữ

Để đủ điều kiện Tiếng Anh đầu vào của các trường, mọi người cần thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:

Tên bài kiểm traInternet based TOEFL (iBT) – Test of English as a Foreign Language
Điểm tối thiểuTổng điểm tối thiểu thường rơi vào khoảng 86 – 90Điểm thành phần gần như không được thấp hơn 20 – 22
Tên bài kiểm traIELTS Academic – International English Language Testing System
Điểm tối thiểuTổng điểm tối thiểu 6.5Các kĩ năng thường không được thấp hơn 6.0

Các trường top có thể yêu cầu cao hơn

Học lực

  • Các bạn Tốt nghiệp Trung học Phổ thông
  • Điểm trung bình 3 năm cấp 3 tối thiểu giao động trong khoảng từ 6.0 đến 7.0 (cụ thể tùy theo từng trường)
  • Đặc biệt giỏi các môn tiếng anh, hóa học, vật lý, toán học

Tính cách

  • Để có thể theo đuổi nghề Kỹ thuật Điện tại Canada về lâu về dài, các bạn cần có đầu óc biết phân ích, phải giỏi các môn như vật lý, khóa học, Toán. Ngoài ra, bạn nên là người biết chú ý đến những chi tiết nhỏ, làm việc có hệ thống và hiểu biết về máy móc, máy tính
  • Khả năng giao tiếp tốt và khả năng giải quyết vấn đề một cách logic cũng rất quan trong khi làm việc trong ngành này.

Cơ hội định cư sau khi học ngành Electrical Engineering như thế nào?

Ở Canada hiện nay đang thiếu hụt nhân lực trong ngành “Electrical Engineering”, đặc biệt là các lao động có tay nghề cao, có kinh nghiệm còn có thể thử sức với chương trình định cư tại đất nước này thông qua các mã NOC như sau:

NOCTitleSkill level or type
0211Engineering managers0
2133Electrical and electronics engineersA
2148Other professional engineers, n.e.c.A
2241Electrical and electronics engineering technologists and techniciansB
2244Aircraft instrument, electrical and avionics mechanics, technicians and inspectorsB
2253Drafting technologists and techniciansB
4011University professors and lecturersA
6221Technical sales specialists – wholesale tradeB
7301Contractors and supervisors, mechanic tradesB

Học ngành Electrical Engineering tại trường nào tốt nhất?

Sau khi tổng hợp mình xin cung cấp tới các bạn một số cái tên như sau:
Tên các trường đào tạo tốt Kỹ thuật Điện ở Canada

  • University of Saskatchewan
  • Niagara College Canada
  • Simon Fraser University
  • Conestoga College
  • Concordia University
  • McMaster University
  • Memorial University of Newfoundland
  • University of Regina
  • University of Ottawa
  • Sheridan College
  • University of Calgary
  • York University
  • Clair College
  • University of Windsor
  • Centennial College
  • University of Waterloo
  • McGill University
  • University of British Columbia
  • University of Alberta
  • University of Toronto

Cơ hội Nghề nghiệp sau khi học ngành Electrical Engineering như thế nào?

Các bạn sau khi học Electrical Engineering có thể theo đuổi các sự nghiệp như: hàng không vũ trụ, viễn thông, máy móc trong ngành sản xuất, phát triển phần mềm…trong các công ty sản xuất, công ty công nghệ, các văn phòng kĩ thuật

Có một số ngành nghề cụ thể như sau các bạn có thể tham khảo:

  • Production support technician – electronics manufacturing
  • Microwave maintenance technician
  • Metering technologist
  • Lighting technologist
  • Electronics manufacturing technologist
  • Lectronics manufacturing technician
  • Electronics engineering technologist
  • Electronics engineering technician
  • Electronics design technologist
  • Electricity distribution network technologist
  • Electrical engineering technologist
  • Electrical engineering technician
  • Communications technologist

Trên đây là toàn bộ những thông tin về ngành Electrical Engineering tại Canada. Trung tâm tư vấn du học Canada vnsava sẽ thường xuyên cập nhật những thông tin, chính sách mới nhất của các trường đại học, cao đẳng tại Canada chuyên đào đào tạo ngành Electrical Engineering. Ngoài ra các bạn sinh viên có dự định đi du học ngành Electrical Engineering có thể tham khảo chương trình du học Hà Lan. Các trường đại học, cao đẳng tại Hà Lan có rất nhiều chương trình đào tạo ngành Electrical Engineering. Cơ hội tìm được việc làm và định cư sau khi du học tại Hà Lan rất cao

  • Trường Cao đẳng LaSalle College Montreal
  • Danh sách trường được cấp mã DLI Canada
  • Thông tin về chứng chỉ GIC Canada
  • Bài viết study plan Canada mẫu
  • Trường cao đẳng Camosun College, Canada
  • Điều kiện du học nghề tại Canada