Whohacker

Một cậu bé 15 tuổi ngồi sau một màn hình màu đen sinh động, đánh máy điên cuồng. Những dòng văn bản màu xanh vụt qua màn hình như một thác nước. Sự căng thẳng của cậu ta leo thang khi bắt đầu gửi lệnh tấn công đến máy tính mục tiêu. Đột nhiên, cậu ta cười phá lên và tiến hành ăn cắp tiền.

Trên tin tức và phim ảnh, Hacker được gán ghép với những người đột nhập và ăn cắp thông tin, phá hoại hệ thống máy tính. Nhưng hacker có thật sự chỉ toàn là những kẻ xấu ?

Nội dung chính

  • Hacker là gì? Phân biệt các loại Hacker
    • 1/ Script Kiddie (Hay hacker… trẻ trâu)
    • 2/ Green Hat (Hacker mũ xanh lá)
    • 3/ Blue Hat (Hacker mũ xanh)
    • 4/ White Hat (Hacker mũ trắng) – Hay những Ethical Hacker (hacker có đạo đức)
    • 5/ Black Hat (Hacker mũ đen)
    • 6/ Grey Hat (Hacker mũ xám) – Kẻ tùy hứng trong thế giới Hacker
    • 7/ Red Hat (Hacker mũ đỏ)
  • Hacker? Bạn muốn học, MDIS dạy
  • Quy trình đào tạo Hacker tại MDIS Singapore
  • Khóa Hacker tại MDIS có gì khác biệt?
  • Học Hacker ra trường có thể làm gì?
    • 1/ Kỹ sư an ninh mạng
    • 2/ Chuyên gia phân tích malware
    • 3/ CISO (Trưởng phòng bảo mật thông tin)
  • Ưu đãi từ Viet Global
  • Liên hệ ngay với Viet Global để được tư vấn miễn phí

Hacker là gì? Phân biệt các loại Hacker

Hình ảnh quen thuộc của các Hacker là các anh chàng ngồi trước máy tính với những dòng chữ chạy trên màn hình. Ban đầu, hacker chỉ những người viết và thử nghiệm những chương trình máy tính, hay những người lập trình máy tính. Ngày nay, hacker đã được phát triển và được chia thành những loại sau:

1/ Script Kiddie (Hay hacker… trẻ trâu)

Script Kiddie không thể tự hack, họ chỉ tải phần mềm hack được tạo sẵn và xem video hướng dẫn trên YouTube để biết cách sử dụng phần mềm.

2/ Green Hat (Hacker mũ xanh lá)

Những hacker mới tập hack (n00bz), nhưng khác với Script Kiddies là họ quan tâm đến việc hack và phấn đấu trở thành hacker.

3/ Blue Hat (Hacker mũ xanh)

Khi các Script Kiddie có ý định trả thù ai đó, họ sẽ trở thành Blue Hat. Hầu hết Blue Hat là các n00bz, nhưng lại giống như Script Kiddie, họ không có nhu cầu học hack.

4/ White Hat (Hacker mũ trắng) – Hay những Ethical Hacker (hacker có đạo đức)

White Hat sẽ giúp bạn loại bỏ virus hoặc giúp các công ty phát hiện ra lỗ hổng trong phần mềm, hệ thống bằng cách đột nhập vào đó. Họ hack vào hệ thống để khám phá ra các vấn đề bảo mật, trước khi kẻ xấu làm điều đó. Sau khi phát hiện lỗ hổng, họ sẽ báo cáo lại với các tổ chức liên quan để tìm cách sửa chữa.

Whohacker

5/ Black Hat (Hacker mũ đen)

Còn được biết đến như các Cracker, đây là những nhân vật bạn thường nghe thấy trên phim ảnh. Trái với White Hat, họ là những kẻ khiến thế giới nghĩ hacker là kẻ xấu. Mục đích của họ thường ích kỷ và cá nhân. Ví dụ như tìm những ngân hàng, công ty có hệ thống bảo mật kém, lấy cắp tiền hoặc thông tin thẻ tín dụng.

♦ Xem thêm: Danh tánh 10 Hacker nổi tiếng thế giới

6/ Grey Hat (Hacker mũ xám) – Kẻ tùy hứng trong thế giới Hacker

Grey Hat nằm đâu đó giữa hacker mũ trắng và mũ đen. Họ không ăn cắp tiền hay thông tin (dù đôi khi cũng vô tình làm hỏng vài website), nhưng họ cũng không giúp ích gì cho mọi người (trừ khi họ muốn). Họ có thể ngẫu hứng tìm cách để vạch trần hành vi sai trái, trả thù chính xác kẻ đã trọc giận họ hoặc tấn công một mục tiêu xác định vì lý do nào đó.

Những hacker này chiếm số lượng lớn trong giới hacker, mặc dù Black Hat mới là những kẻ chiếm được sự chú ý của giới truyền thông.

7/ Red Hat (Hacker mũ đỏ)

Red Hat giống White Hat, nhưng có phần “dã man” hơn. Thay vì báo cáo về những hacker nguy hiểm, họ sẽ phản kích vào hệ thống của Black Hat, làm sập nó từ bên trong. Họ sử dụng nhiều phương pháp buộc một Cracker phải thay máy tính mới. Đây mới thực sự là thần tượng của rất nhiều người mơ ước trở thành hacker!

Hacker? Bạn muốn học, MDIS dạy

Những năm gần đây, phong trào học thành hacker đang thu hút rất nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ thông tin. Tuy nhiên, để tìm được một nơi có đủ cơ sở vật chất hiện đại và giảng dạy chuyên nghiệp bộ môn này ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á là chuyện không đơn giản.

Học viện MDIS – Singapore đã nghiên cứu thành công và đưa bộ môn này vào chương trình giảng dạy. MDIS là 1 trong những học viện lớn và lâu đời nhất Singapore, với trên 60 năm giảng dạy và đào tạo các chương trình từ Cao Đẳng đến Thạc Sĩ. Hiện tại, MDIS có 12,000 sinh viên đang theo học tại trường. MDIS cũng liên kết chặt chẽ với các trường Đại Học tại Anh, Mỹ và Pháp để chuyển tiếp và cấp bằng cho sinh viên.

Quy trình đào tạo Hacker tại MDIS Singapore

Sau khi hoàn tất khóa Chứng chỉ International Foundation – Cao đẳng (7 tháng) hoặc tốt nghiệp cấp 3 trở lên, sinh viên Quốc tế có thể chọn theo 2 hướng:

1/ Chuyển tiếp chương trình Bachelor Cybersecurity & Network của đại học Teesside Anh Quốc (24 tháng)

2/ Học Higher Diploma (7 tháng) > Chuyển tiếp Năm 2 chương trình Bachelor Cybersecurity & Network (16 tháng) của đại học Teesside, Anh Quốc

Khóa Hacker tại MDIS có gì khác biệt?

Hacker là một trong những bộ môn coi trọng “thực địa” nhất trong các ngành học. Theo bà Mullaikodi – Assisstant Director của School of Technologu – MDIS, sinh viên của MDIS sẽ không có bất cứ kỳ thi hay kiểm tra nào. Điểm số đánh giá các em đều dựa trên những gì các em làm được.

Ví dụ: Sinh viên có thể… đánh sập website của trường, các em được qua môn. Nếu hack được vào máy tính của giáo viên? Chúc mừng, em đó được luôn điểm xuất sắc!

Điều đó tạo nên sự khác biệt và đặc sắc khi học tại MDIS Singapore.

Tìm hiểu thông tin ngành Hacker tại MDIS

Học Hacker ra trường có thể làm gì?

Dĩ nhiên, ở đây tôi chỉ nói về triển vọng nghề nghiệp của những Hacker Mũ Trắng (hay Cyber Security) thôi nhé. Còn bạn có quyết định làm hacker Mũ Đen hay không thì đó là lựa chọn của bạn.

Cyber Security hiện đang là một ngành rất nóng tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo điều tra của tổ chức EMSI, kỹ sư Cyber security đang là 1 trong 12 nghề nghiệp có thu nhập tốt nhất. Theo ước tính, thu nhập trung bình của nghề này ở Việt nam vào khoảng 22-27 triệu đồng/tháng. Các vị trí cần bạn:

WorkHacker

1/ Kỹ sư an ninh mạng

Bảo vệ tổ chức chống lại tội phạm trực tuyến. Bên cạnh đó, bạn có thể giúp công ty xây dựng, duy trì, cải tiến các giải pháp bảo mật CNTT, kiểm tra khả năng bị tấn công, đánh giá bảo mật của hệ thống và tạo ra các giải pháp an ninh khi phát hiện vấn đề.

2/ Chuyên gia phân tích malware

Xác định, vô hiệu hóa các dạng phần mềm độc hại mới, nguy hiểm. Vị trí này yêu cầu phải thông thạo nhiều ngôn ngữ lập trình và có kiến thức sâu về các hệ thống máy tính.

3/ CISO (Trưởng phòng bảo mật thông tin)

Chịu trách nhiệm giám sát tất cả các nỗ lực bảo mật trên mạng trong một tổ chức. Lúc nào họ cũng phải sẵn sàng để đối phó với những cuộc tấn công mạng có thể xảy ra, dẫn dắt các cuộc điều tra để tìm ra lỗ hổng trong mạng, giám sát hoạt động an ninh và quản lý những nhân viên khác.

Ưu đãi từ Viet Global

  • Tặng vé máy bay 1 chiều cho sinh viên đậu visa
  • Tặng vali, balo du học cao cấp
  • Miễn phí làm bài test tiếng Anh và dịch hồ sơ
  • Miễn phí dịch vụ
  • Hỗ trợ miễn phí trước và ngay cả sau khi nhập học…

Liên hệ ngay với Viet Global để được tư vấn miễn phí

  • Cách 1: Gọi điện trực tiếp Hotline/Zalo 
  • Cách 2: Gửi thông tin cá nhân qua địa chỉ email: [email protected]
  • Cách 3: Click Tại Đây để được tư vấn viên của Viet Global hướng dẫn chi tiết