Du học Đức nghề làm bếp đang là lựa chọn phổ biến của những bạn trẻ đam mê nấu ăn. Với nền ẩm thực độc đáo cùng hệ thống nhà hàng hiện đại, Đức là môi trường tốt để các bạn trẻ có thể học tập và theo đuổi đam mê làm đầu bếp. Sau khi kết thúc thời gian du học tại Đức, bạn có thể làm việc tại Đức với mức lương hấp dẫn, hoặc về Việt Nam tự phát triển.

Nội dung chính

  • Nghề bếp là gì? Du học Đức nghề làm bếp ra sao?
    • 1/ Cuộc sống đầu bếp trọn vẹn đam mê
    • 2/ Lịch trình hàng ngày của một đầu bếp tại Đức
    • 3/ Du học ngành đầu bếp tại Đức
  • Lộ trình Du học Đức nghề làm bếp
  • Tại sao nên đi Du học Đức nghề làm bếp?
    • 1/ Không bao giờ lỗi thời
    • 2/ Chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao
    • 3/ Cơ hội phát triển nghề nghiệp và nâng cao tay nghề
    • 4/ Cơ hội việc làm rộng mở
    • 5/ Thu nhập đáng mơ ước
    • 6/ Hiểu biết ẩm thực Đức và thế giới
  • Điều kiện Du học Đức nghề làm bếp
  • Tham khảo một số trường Du học Đức nghề làm bếp

Nghề bếp là gì? Du học Đức nghề làm bếp ra sao?

Trong thời đại công nghiệp hiện nay, ngày càng nhiều nghề truyền thống bị thay thế. Thế nhưng, nghề đầu bếp là một nghề lâu đời và luôn phát triển mạnh mẽ. Cuộc sống nghề bếp có vui, có buồn như bao nghề khác. Quan trọng là bạn phải tìm thấy đam mê trong lựa chọn của mình.

“Làm trong nghề đầu bếp tại đất nước này đã gần 7 năm, bắt đầu từ việc học nghề cho đến khi xin việc và được nhận chính thức ở một nhà hàng tại Berlin, có thể nói đây là lựa chọn đúng đắn nhất của cuộc đời tôi khi được sống trọn với đam mê và thỏa chí nấu nướng của mình”.

Anh Phạm Hoàng Anh – một đầu bếp Việt đang làm việc tại Đức chia sẻ

1/ Cuộc sống đầu bếp trọn vẹn đam mê

Đầu bếp không đơn thuần chỉ là chuẩn bị một bữa ăn. Đầu bếp là một nghệ sĩ tạo ra những món ăn bằng toàn bộ đam mê với đôi bàn tay tài hoa. Mỗi món ăn là cả một công trình nghệ thuật bắt đầu từ hàm lượng dinh dưỡng, cách chế biến, cách bày biện. Người đầu bếp gần như tập trung 100% tinh thần, tâm huyết để chuẩn bị món ăn ngon nhất cho thực khách. Có thể nói, nghề đầu bếp không đơn thuần là xoay quanh bốn bức tường trong phòng bếp, mà cả một bầu trời văn hóa, ẩm thực để khám phá, trải nghiệm và để mang đến những món ăn tuyệt vời nhất.

2/ Lịch trình hàng ngày của một đầu bếp tại Đức

Khi nói đến lịch làm việc của các đầu bếp tại Đức, chỉ có thể gói gọn trong bốn từ “thức khuya dậy sớm”. Thậm chí nếu địa điểm làm việc là nhà hàng, khách sạn thì phải phục vụ 24/24. Cũng như các công việc khác trong ngành dịch vụ lưu trú, đầu bếp sẽ làm việc theo ca: Sáng, trưa và tối. Vào mùa cao điểm bắt buộc phải tăng ca để kịp phục vụ khách.

Bên cạnh đó, do nấu nướng là công việc đặc thù nên đầu bếp gần như đứng hoàn toàn và đi lại nhiều trong thời gian làm việc. Bạn chỉ được phép ngồi một lúc trong thời gian nghỉ hay lên thực đơn hàng ngày. Cộng thêm những yêu cầu, đòi hỏi và áp lực cao như đảm bảo thời gian khi chế biến món ăn khi có khách gọi, gặp trường hợp thức ăn bị chê,… nghề đầu bếp tại Đức có thể nói rằng khá vất vả, đòi hỏi bản lĩnh cao.

3/ Du học ngành đầu bếp tại Đức

Du học nghề bếp tại Đức giúp bạn hiểu và nắm rõ những nguyên tắc cơ bản trong khu vực bếp của các nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, các học viên cũng sẽ được học về nguyên tắc cơ bản, lịch sử ẩm thực cũng như tự tay thực hiện những món ăn từ Âu sang Á để có thành đầu bếp chuyên nghiệp đẳng cấp Châu Âu.

Du học Đức nghề làm bếp - lựa chọn an toàn chưa bao giờ hết hot
Du học Đức nghề làm bếp – lựa chọn an toàn chưa bao giờ hết hot

Lộ trình Du học Đức nghề làm bếp

Ở các trường đối tác tại Đức, nghề đầu bếp thuộc chuyên ngành lớn Nhà hàng Khách sạn. Vì vậy, lộ trình học tập của bạn khi học đầu bếp sẽ giống như nghề Nhà hàng – Khách sạn. Cụ thể:

– Thời gian đầu học 7 -12 tháng ở Việt Nam. Thời gian này bạn sẽ học lấy bằng B1 và chứng chỉ nghề NHKS nếu chưa có.

– Làm các thủ tục hồ sơ sang Đức. Thông thường nam sẽ ưu tiên ngành đầu bếp, còn nữ ưu tiên làm nhân viên nhà hàng.

– Sang Đức học tiếp trong 5-6 tháng tiếp theo lấy bằng B2.

– Sau đó, khoảng tháng 3 hoặc tháng 9, các bạn sẽ học tại trường nghề.

Tại sao nên đi Du học Đức nghề làm bếp?

Thực tế, quyết định học ngành gì, học ở đâu quyết định rất lớn đến tương lai của bạn. Hiện nay, không chi tại Đức mà ngay tại Việt Nam cũng vàn vô vàn nhà hàng Đức và nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của người dân. Chính vì thế, du học nghề đầu bếp tại Đức sẽ giúp các bạn có nhiều tiềm năng phát triển không chỉ ở Đức và có thể lập nghiệp ngay tại Việt Nam. Dưới đây là những lý do để bạn có thêm niềm tin khi chọn học đầu bếp tại Đức.

1/ Không bao giờ lỗi thời

Nghề đầu bếp gắn liền với đời sống hàng ngày của con người. Khi học ngành bếp tại Đức, bạn được tiếp nhận sự giao thoa giữa nhiều nền ẩm thực khác nhau. Bạn sẽ được làm quen với 600 loại bánh mì, hơn 400 loại bia tươi và hàng trăm loại xúc xích nổi tiếng của Đức. Ngoài ra, bạn còn được học thêm về Spaghetti, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ cực kỳ nổi tiếng, từ đó rút ra nhiều kiến thức và kỹ năng ẩm thực mà không phải nơi nào cũng học được.

2/ Chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao

Chương trình đào tạo nghề đầu bếp tại Đức thường được đào tạo tại những trường nghề chuyên nghiệp. Chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cực cao. Bạn sẽ được học lý thuyết song song với thực hành để nắm rõ các nguyên tắc, công thức nấu ăn một cách chuẩn xác nhất.

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, bạn sẽ thi tốt nghiệp và được cấp bằng đầu bếp chuyên nghiệp. Từ đây, vô vàn cơ hội sẽ mở ra cho bạn. Bạn có thể tiếp tục học nâng cao để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực hoặc tham gia làm đầu bếp tại các nhà hàng khách sạn ở Châu Âu.

3/ Cơ hội phát triển nghề nghiệp và nâng cao tay nghề

Ngay từ khi đang đi học, bạn đã được đào tạo căn bản mọi kiến thức cơ bản trong ngành như nội quy phòng bếp, cách ướp gia vị, cách nấu ăn cho đến trang trí thành phẩm… Những kiến thức như lựa chọn nguyên liệu hay liều lượng dinh dưỡng, sự đảm bảo vệ sinh cũng luôn được chú trọng.

Sau khi đi làm trong môi trường chuyên nghiệp và đòi hỏi sự tập trung cao như ở nước Đức, các đầu bếp luôn có cơ hội để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và từ đó nâng cao tay nghề để đạt được mức thu nhập tốt hơn. Các đầu bếp đủ tự tin để tìm việc trên khắp châu Âu. Thậm chí bạn có thể quay về Việt Nam mở cơ sở kinh doanh riêng cho mình.

4/ Cơ hội việc làm rộng mở

Nhân sự trong ngành đầu đầu bếp tại Đức rất được săn đón. Bởi vì không chỉ nhà hàng, khách sạn mới cần đầu bếp để phục vụ hàng chục triệu lượt thực khách trong và ngoài nước, mà các cơ sở y tế, bệnh viện, trại dưỡng lão hay trường học đều cần đầu bếp giỏi để phục vụ như cầu ăn uống. Do đó, gần như ai học ngành đầu bếp ra cũng tìm ngay được việc làm cho mình.

Tại CHLB Đức, đầu bếp được xem là một nghề rất hot vì thiếu nhân lực trầm trọng. Bạn hoàn toàn có thể có cơ hội để có một công việc tốt. Thậm chí, ngay từ lúc đang đi học, bạn cũng có thể tìm cho mình được một công việc tốt tại các nhà hàng khách sạn. Trong nhiều trường hợp, ngay khi bạn đang thực tập thì các quản lý đã có ý định giữ bạn lại làm việc rồi đấy.

5/ Thu nhập đáng mơ ước

Bên cạnh cơ hội việc làm rộng mở, mức lương của ngành bếp cũng khá cao so với những nghề khác. Mức lương trung bình của đầu bếp tại Đức trong thời gian học nghề là khoảng 800 – 1,000 EUR/tháng. Mức lương sẽ tăng dần theo thời gian cũng như kinh nghiệm và tay nghề. Thông thường, tiền lương cũng phụ thuộc vào số giờ làm việc trong một tháng.

Theo payscale, mức lương thưởng trung bình cho một Head Chef (Bếp trưởng) có kinh nghiệm tại Đức có thể lên đến €55,000. Có thể nói, cuộc sống nghề đầu bếp tại Đức khá dễ chịu, ít nhất là về mặt tài chính với những con số đáng mơ ước.

Mức lương ngành đầu bếp tại Đức
Mức lương ngành đầu bếp tại Đức

6/ Hiểu biết ẩm thực Đức và thế giới

Đức có nền ẩm thực vô cùng đa dạng. Các vùng miền của Đức đều có nền ẩm thực đặc trưng và cực kỳ phong phú. Chỉ tính riêng bánh mỳ đã có đến hơn 1500 loại. Ngoài ra còn có hàng trăm loại bia, xúc xích khác nhau.

Hơn thế nữa, Đức là nơi giao thoa của nền ẩm thực châu Âu. Khi làm trong ngành đầu bếp tại Đức, bạn không chỉ biết cách chế biến các món Đức mà còn phải biết nấu các món mỳ Ý, món steak trứ danh hay phân biệt các loại rượu hảo hạng.

Không chỉ châu Âu, làm trong ngành đầu bếp đòi hỏi bạn phải có kiến thức và được khám phá rất nhiều món ăn đặc biệt của các nước trên thế giới từ châu Á đến châu Âu như curry của Ấn, món đặc trưng của Thái, Nhật, Hàn,… Bởi ẩm thực mỗi nước lại gắn liền sâu sắc với nền văn hóa, tôn giáo nên đầu bếp tại Đức đều có kiến thức khổng lồ về văn hoá các nước, lối sống của khách hàng đến từ các địa phương khác nhau.

Điều kiện Du học Đức nghề làm bếp

Có thể nói, cuộc sống nghề đầu bếp tại Đức tuy áp lực nhưng hấp dẫn, thu hút rất nhiều người Việt trẻ theo đuổi giấc mơ. Để có thể tham gia khóa học nghề đầu bếp tại Đức, bạn phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Nam nữ 18 – 28 tuổi
  • Đã tốt nghiệp THPT, Cao Đẳng, Đại Học
  • Không mắc các bệnh ngoài da, bệnh đường ruột
  • Có tính cách sạch sẽ, tỉ mỉ, sáng tạo, nhanh nhẹn
  • Chiều cao bắt buộc từ 1,65m trở lên
  • Có tối thiểu chứng chỉ B1 tiếng Đức

Tham khảo một số trường Du học Đức nghề làm bếp

– Trường Kochschule Schram’s Cooking: Dành cho các bạn yêu thích món thuộc vùng Caribbean, Nam Mỹ. Lớp học từ 8 tới 60 học viên. Phong cách chế biến khá đa dạng từ Caribbean, kiểu Âu, Ấn, Hàn Quốc, Mexico và Peru. Học phí là 95 Euro / tháng đã bao gồm chi phí học liệu.

– Trường Cookst Du! Kochschule Eppelheim: Học phí ở mức 85 Euro đã bao gồm các học liệu.

– Trường L’Ecole des Chefs Relais Gourmands: Nhiều khóa học về làm bánh, chế biến thịt, hải sản, salad, đồ chay, công thức nước sốt, chuẩn bị nguyên liệu, các món tráng miệng. Phong cách đa dạng từ Á (Nhật Bản) tới Âu (Ý, Pháp, Hy Lạp, Đức, Tây Ban Nha).

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo tại http://www.yelp.com/. Đây là website chứa thông tin về các trường đào tạo ngành nấu ăn học viên quốc tế.

>>> Có thể bạn quan tâm:

  • Học nghệ thuật ẩm thực & kinh doanh tại New Zealand
  • Du học chuyên ngành bếp tại Canada, khu vực Niagara
  • Học ngành du lịch – khách sạn – đầu bếp tại Singapore

Hãy liên hệ ngay với trung tâm du học nghề Đức – VIET GLOBAL để được tư vấn chi tiết nhất:

    – Hotline/Zalo: (Zalo)

    – Email: [email protected]