Canada mệnh danh “đất nước của cơ hội dành cho các bạn trẻ”. Canada không những đang đẩy mạnh số lượng người nhập cư vào Canada, mà còn đặc biệt ưu ái các bạn sinh viên quốc tế lựa chọn những ngành nghề đang thiếu hụt lao động tại đây.

Xem thêm:

Canada nâng hạn ngạch tiếp nhận người nhập cư giai đoạn 2022-2021

Theo thống kê của Bộ Lao động Canada, trong năm 2022, số lượng công việc mới tăng dần đều trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là tại các bang British Columbia, Ontario và Quebec. Tuy nhiên, những ngành nghề nào đang khát nhân lực và những trường cao đẳng/đại học nào đào tạo những chuyên ngành đó tốt nhất tại Canada?

Viet Global giới thiệu đến bạn Top 4 ngành “hot” nhất tại thị trường lao động Canada giai đoạn 2022-2025. (Theo những phân tích thị trường lao động mới nhât từ CIC https://www.cicnews.com/author/stephen-smith#gs._svYCB8).

Nội dung chính

  • 1/ Khối ngành HOT nhất là ngành Kỹ thuật
    • Nhu cầu ngành Kỹ thuật
    • Các ngành nghề trong lĩnh vực Kỹ thuật
  • 2/ Công nghệ thông tin (Information Technology)
    • Nhu cầu ngành IT
    • Các ngành nghề trong lĩnh vực IT
  • 3/ Phân tích Kinh Doanh (Business Analytics)
    • Nhu cầu ngành BA
    • Các ngành nghề trong lĩnh vực BA
  • 4/ Quản lý chuỗi cung ứng & Hậu cần (Supply Chain Management & Logistics)
    • Nhu cầu ngành Hậu cần
    • Các ngành nghề trong lĩnh vực Hậu cần

1/ Khối ngành HOT nhất là ngành Kỹ thuật

Kỹ thuật là ứng dụng của các nguyên tắc toán và khoa học vào thực tế để thiết kế, chế tạo và vận hành các cấu trúc, máy móc, quá trình, hệ thống một cách kinh tế và hiệu quả.

Tại Canada, kỹ sư là một nghề danh giá với thu nhập cực cao. Bằng kỹ sư Canada cũng được coi trọng trên toàn cầu, sinh viên ra trường có thể làm việc ở bất cứ tỉnh nào ở Canada, Bắc Mỹ hoặc các quốc gia khác trên thế giới.

engineer

Nhu cầu ngành Kỹ thuật

Các ngành trong khối kỹ thuật chưa bao giờ hết hot tại Canada. Với nhu cầu tuyển dụng cực lớn sinh viên mới ra trường ‘baby boomer’ cho đến những kỹ sư có kinh nghiệm. Mức lương trung bình trong ngành khá cao, dao động từ $45,000 – $80,000/năm và $120,000 ở vai trò quản lý.

Tại Canada, xu hướng lựa chọn trường và địa điểm theo học của khối ngành kỹ thuật ở các vùng có sự khác nhau. Ở miền Tây như bang British Columbia hay Alberta có nhu cầu nhân sự cao trong lĩnh vực kỹ sư dân dụng, kỹ sư khai thác mỏ, robotics và kỹ nghệ phần mềm. Trong khi đó, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm những ngành học về kỹ sư hạ tầng, giao thông vận tải, kỹ sư máy tính, kỹ sư vật liệu và kỹ sư hàng không vũ trụ tại bang Ontario, Manitoba, hay Quebec.

Các ngành nghề trong lĩnh vực Kỹ thuật

– Cơ khí & Xây dựng: Kỹ sư cơ khí, chế tạo máy, luyện kim, điện lạnh, xây dựng, giao thông, thủy lợi, trắc địa, mỏ, địa chất, dầu khí, vận tải, hàng hải…

– Công nghệ, kỹ thuật điện tử  – viễn thông: Công nghệ, kỹ thuật Điện tử – viễn thông, Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, Công nghệ Điện tử – Viễn thông, Điện tử Thông tin, Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng, Vô tuyến điện và thông tin liên lạc…

– Thủy lợi: Công nghệ kỹ thuật cấp thoát nước, Kỹ thuật Môi trường nước, Quản lý Tài nguyên nước…

– Điện: Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện dân dụng và công nghiệp, Nhiệt điện, Kỹ thuật Thuỷ điện và năng lượng tái tạo, Hệ thống điện, Thiết bị điện, Quản lý hệ thống điện…

– Các ngành nghề liên quan: Công nghệ da giầy, công nghệ in, kiến trúc sư, công nghệ thực phẩm, công nghệ hóa học, công nghệ môi trường, địa chất, kỹ thuật quân sự, kỹ thuật an ninh, lĩnh vực tự nhiên và nông nghiệp, kỹ thuật quân sự, thể thao, nhóm tự nhiên và nông nghiệp, các nghề thủ công…

2/ Công nghệ thông tin (Information Technology)

Canada không chỉ là  nền giáo dục hàng đầu thế giới về vận tải và cơ khí, hàng không vũ trụ, ví điện tử, dụng cụ y tế, phần mềm cao cấp, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm… mà còn là  cường quốc về CNTT và máy tính. Ngành CNTT của Canada thuộc trong top đầu của thế giới – khoảng 30,000 công ty CNTT, tạo ra doanh thu khoảng 140 tỉ USD hàng năm.

IT

Nhu cầu ngành IT

Ngành CNTT tại Canada tạo ra một số lượng lớn các cơ hội việc làm cho sinh viên. Theo thống kê ICTC, thị trường lao động IT có khoảng 811,200 chuyên gia CNTT đang làm việc tại Canada. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực tại các bang Canada ngày càng tăng và cần khoảng 182,000 nhân lực cho tới năm 2022. Đây được xem là may mắn cho những lao động nước ngoài đang muốn làm việc trong những ngành liên quan đến IT.

Tốt nghiệp ngành CNTT, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như: Nhân viên phân tích dữ liệu, Lập trình viên, Kỹ sư phầm mềm, Nhân viên phân tích hệ thống, Thiết kế website và dịch vụ internet, Thiết kế game quản trị mạng,Kỹ thuật máy tính, Viễn thông,Internet, Thương mại điện tử, Khoa học máy tính…vv.

Chương trình đào tạo ngành CNTT tại Canada đa dạng, có nhiều sự lựa chọn như chương trình Diploma, Advanced Diploma, cử nhân cao đẳng, đại học. Hơn thế, chương trình đào tạo  CNTT tại Canada không đặt nặng lý thuyết mà chú trọng thực hành, liên tục đổi mới và đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.

Để đáp ứng sự phát triển công nghệ và đón đầu thời đại 4.0, rất nhiều trường cao đẳng/đại học Canada đào tạo ngành học CNTT kết hợp các chương trình thực tập Co-op.

Các ngành nghề trong lĩnh vực IT

Quản lý dự án, Kỹ sư phần mềm, Phát triển website, Phân tích chương trình hoặc Phát triển Java… Một số các trường tiêu biểu: Cao đẳng George Brown, Cao đẳng Centennial, Cao đẳng Humber College, Đại học Brock…

3/ Phân tích Kinh Doanh (Business Analytics)

Analytics

Nhu cầu ngành BA

Canada hiện là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới, thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và thuộc nhóm G8. Không có gì phải bàn cãi về chất lượng của hệ thống kinh tế thị trường và mô hình sản xuất của Canada.

Vì vậy, nhu cầu cho những người có kỹ năng phân tích dữ liệu đang gia tăng tại những nền kinh tế hiện đại và phát triển như Canada. Bên cạnh đó, rõ ràng phân tích kinh doanh là một kỹ năng không thể thiếu của nhà quản lý, giám đốc hay các chuyên viên cao cấp để quản lý tốt đội nhóm công ty bên cạnh các kỹ năng khác.

Cũng chính vì sự tăng vọt về nhu cầu, nên mức tiền lương của ngành nghề này đang phản ánh rất rõ ràng điều đó, khi mà mức lương của nhân viên có kỹ năng phân tích kinh doanh thường cao hơn từ 44-75% so với một nhân viên thông thường. Mức lương khởi điểm cho vị trí này rơi vào khoảng $45,000 – $55,000/năm. Với vị trí quản lý cấp cao thì mức lương này còn có thể tăng gấp 2 hoặc 3 lần, tùy vào vị trí và kỹ năng của mỗi người.

Các ngành nghề trong lĩnh vực BA

Business Analyticst có nghĩa là “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. Đây chính là người kết nối khách hàng với nhà kinh doanh, người làm kỹ thuật của doanh nghiệp. Hiện nay BA được chia làm 3 nghiệp vụ chính như sau:

  • Management Analyst: Các nhà phân tích quản lý, thường gọi là chuyên gia tư vấn quản lý. Vai trò của MA là đề xuất cách để cải thiện hiệu quả của tổ chức. Họ tư vấn cho các nhà quản lý về cách làm cho các tổ chức có lợi hơn thông qua việc giảm chi phí và tăng doanh thu.
  • Systems Analyst: Một chuyên viên phân tích hệ thống là người sử dụng phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh sử dụng CNTT. Họ có thể coi như những tác nhân thay đổi, người xác định những cải tiến cần thiết của tổ chức, thiết kế hệ thống để thực hiện những thay đổi đó, đào tạo và tạo động lực cho người khác sử dụng hệ thống.
  • Data Analyst: Một chuyên gia phân tích dữ liệu sẽ thu thập thông tin số và kết quả. Thông thường những dữ liệu này sẽ ở dạng đồ thị và biểu đồ hoặc dưới dạng sơ đồ, bảng biểu và báo cáo. Sau đó sử dụng các dữ liệu, số liệu đó để xác định xu hướng và tạo mô hình để dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.

4/ Quản lý chuỗi cung ứng & Hậu cần (Supply Chain Management & Logistics)

Quản lý hậu cần là một ngành rất rộng liên quan đến công việc quản lý về mặt kho bãi, vận chuyển, tư vấn khách hàng, giao nhận và phân phối hàng hóa. Ngành Logistics có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Nhất là ngày nay, sự phát triển của sản xuất hàng hóa thay đổi rất nhanh về sản lượng, kiểu dáng, giá thành sản phẩm, thói quen người tiêu dùng và môi trường kinh doanh.

Sự thay đổi này diễn ra rất nhanh và mang tính toàn cầu. Mỗi một sự thay đổi dù là nhỏ vẫn dẫn đến sự thay đổi về dòng chảy hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Quốc gia nào có ngành Logistics phát triển, sẽ đáp ứng tốt cho dòng chảy này và tạo nên lợi thế cạnh tranh cao.

logistics

Nhu cầu ngành Hậu cần

Hiện nay, quản lý chuỗi cung ứng đang là một trong những ngành nghề “hot” trên thị trường lao động toàn cầu. Các công ty toàn cầu hàng đầu tại Canada như Toyota, Walmart, Apply, hay Loblaw xem quản lý chuỗi cung ứng như một lợi thế trên thị trường để dành lấy thị trường và lợi nhuận. Lý do lớn nhất đó là vì Quản lý chuỗi cung ứng & Hậu cần chiếm phần lớn chi phí giá cho một sản phẩm hay dịch vụ được bán ra trên thị trường, vì vậy nhân sự cho ngành này là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tuyển dụng.

Các ngành nghề trong lĩnh vực Hậu cần

Ứng viên tốt nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tại các nhà máy, ngành công nghiệp dịch vụ hoặc các tổ chức chính phủ với mức lương khởi điểm trung bình khoảng $36,000/năm và $50,000 – $80,000 USD/năm cho cấp quản lý.

Chương trình đào tạo chuyên ngành này ở Canada sẽ trang bị đầy đủ cho sinh viên hiểu biết có giá trị về những mảng kiến thức trọng yếu trong Quản lý chuỗi cung ứng và Hậu cần. Bên cạnh những môn học được tập trung thiết kế để đem đến tương lai bức tranh toàn cảnh về ngành, chương trình còn kết nối với các công ty hàng đầu từ nhiều ngành khác nhau qua chương trình thực tập cũng như các dự án trong lớp học với thời lượng 1 kỳ học hoặc vào kỳ mùa hè. Bạn hãy tham khảo các trường có chuyên ngành này Cao đẳng Algonquin Cao đẳng Humber, Cao đẳng Fanshawe…

Tìm hiểu thông tin du học Canada

Du Học Hoàn Cầu Việt đã hoạt động 15 năm về tư vấn du học Canada đến nay. Chúng tôi là đại diện tuyển sinh chính thức của hàng trăm trường trung học, cao đẳng và đại học Canada tại Việt Nam. Với con số 98% sinh viên xin visa du học Canada thành công trong năm 2022, chúng tôi tự hào luôn mang đến những dịch vụ tư vấn du học tốt nhất cho học sinh và sinh viên Việt Nam trong suốt những năm qua.