Nội dung chính

  • 1 Vì sao nên làm việc ở Phần Lan trước và sau khi tốt nghiệp?
    • 1.1 Đạt được kinh nghiệm làm việc ở các cấp độ khác nhau
    • 1.2 Con đường để có được giấy phép cư trú vĩnh viễn
    • 1.3 Nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực kinh doanh, công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe
  • 2 5 lời khuyên về cách tăng khả năng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại Phần Lan
    • 2.1 #1. Bắt đầu kết nối trong quá trình học
    • 2.2 #2. Có kinh nghiệm làm việc trong quá trình học
    • 2.3 #3. Chuẩn bị một CV tốt và đơn xin việc
    • 2.4 #4. Học ngôn ngữ địa phương
    • 2.5 #5. Đừng có nản lòng!

Sinh viên quốc tế du học Phần Lan được phép làm việc bán thời gian trong quá trình học ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Nhiều trường đại học Phần Lan tích cực giúp sinh viên kết nối với các công ty địa phương cho vị trí thực tập hoặc việc làm.

Sinh viên trao đổi và sinh viên chương trình cấp bằng được phép làm việc tại Phần Lan với những hạn chế nhất định. Sinh viên là công dân Bắc Âu, EU/EEA không cần bất kỳ giấy phép đặc biệt nào để làm việc ở Phần Lan trong quá trình học. Trong khi đó, sinh viên ngoài EU có thể làm việc tối đa 25 giờ/tuần với giấy phép cư trú của sinh viên. Ngoài thời gian học, ví dụ, trong kỳ nghỉ hè hoặc giáng sinh, Phần Lan không quy định giới hạn số giờ làm việc của sinh viên.

Sinh viên quốc tế thường tìm việc làm bán thời gian khi du học Phần Lan

Sinh viên quốc tế thường tìm việc làm bán thời gian khi du học Phần Lan

Các điều kiện làm việc ở Phần Lan rất tuyệt vời. Xứ sở ngàn hồ có mức lương cao và người lao động được bảo vệ. Môi trường tại Phần Lan ngày càng trở nên quốc tế hơn và quốc gia này có nhiều công ty thành công, được quốc tế biết đến.

Vì sao nên làm việc ở Phần Lan trước và sau khi tốt nghiệp?

Đạt được kinh nghiệm làm việc ở các cấp độ khác nhau

Kết hợp công việc và học tập là rất phổ biến ở Phần Lan. Điều này cho thấy sự kiên trì của nhà tuyển dụng trong tương lai của bạn và bạn là người chăm chỉ, năng động. Bạn có thể thực tập, viết luận án cho một công ty hoặc làm việc bán thời gian tại một công ty địa phương. Nơi làm việc phổ biến cho sinh viên du học Phần Lan là nhà hàng, đơn vị bán lẻ, bảo trì và cửa hàng tạp hóa. Bạn cũng có thể làm việc tình nguyện – một cách tuyệt vời để kết nối và có được những trải nghiệm mới.

Có được một công việc không phải dễ dàng mà đòi hỏi cần có sự kiên trì và động lực. Bất kỳ loại công việc nào cũng sẽ là một lợi thế, ngay cả khi đó không phải là lĩnh vực học tập của bạn. Nó cho thấy rằng bạn đang nỗ lực và muốn có được kinh nghiệm làm việc có giá trị.

Văn hóa làm việc của Phần Lan đánh giá cao thái độ chăm chỉ và kiên trì.

Văn hóa làm việc của Phần Lan đánh giá cao thái độ chăm chỉ và kiên trì.

Việc chủ động và cho thấy bạn là người chăm chỉ được đánh giá cao trong môi trường làm việc của Phần Lan. Bên cạnh việc dạy bạn nhiều điều về lĩnh vực học tập của riêng mình, công việc đầu tiên cũng sẽ giúp bạn học được các kỹ năng quan trọng như giao tiếp và làm việc nhóm. Mỗi kinh nghiệm làm việc cũng giúp bạn trong việc xây dựng mạng lưới nghề nghiệp cần thiết.

Con đường để có được giấy phép cư trú vĩnh viễn

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể nộp đơn xin gia hạn giấy phép cư trú 1 năm, cho phép họ ở lại Phần Lan trong khi tìm kiếm việc làm. Để có được giấy phép cư trú mở rộng này, bạn phải nộp đơn trong khi giấy phép cư trú sinh viên của bạn vẫn còn hiệu lực. Để tăng cơ hội nhận được công việc sau khi tốt nghiệp, điều cần thiết là bạn có được một số kinh nghiệm làm việc đã tích lũy trong quá trình học.

Nếu nhận được một công việc ở Phần Lan, bạn có thể xin giấy phép cư trú dựa trên công việc. Nếu bạn nhận được một công việc toàn thời gian sau khi tốt nghiệp, bạn cần phải làm việc tối thiểu 4 năm trước khi bạn có thể có được giấy phép thường trú.

Người làm việc liên tục 4 năm tại Phần Lan có thể trở thành thường trú nhân của nước này

Người làm việc liên tục 4 năm tại Phần Lan có thể trở thành thường trú nhân của nước này

Nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực kinh doanh, công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe

Phần Lan phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau và vì lý do này, các công ty không ngừng tìm kiếm nhân viên mới.

Lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như kinh doanh ở xứ sở ngàn hồ cần nhiều nhân sự lành nghề hơn. Hai lĩnh vực này có tính quốc tế cao và tiếng Anh được sử dụng rộng rãi. Khuôn viên Salo IoT tại Đại học KHUD Turku có mặt hơn 90 công ty khác nhau. Các công ty này đã quen với việc tiếp xúc với các sinh viên trong quá trình học, để cùng thực hiện các dự án khác nhau. Nhiều trường đại học khác cũng đang mở ra những khả năng mới cho sinh viên có kỹ năng để có được kinh nghiệm làm việc giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu của riêng họ.

Salo IoT Campus - Khu học xá của Đại học KHUD Turku với hàng chục công ty địa phương hiện diện

Salo IoT Campus – Khu học xá của Đại học KHUD Turku với hàng chục công ty địa phương hiện diện

Sự thiếu hụt lao động cũng tồn tại trong lĩnh vực dịch vụ xã hội và điều dưỡng. Nhu cầu về các chuyên gia chăm sóc sức khỏe lành nghề đang tăng lên nhanh chóng. Vì lý do này, lực lượng lao động quốc tế đang gia tăng và các tổ chức ở Phần Lan thừa nhận rằng họ cần thêm nhân viên từ nước ngoài.

Hầu hết các trường đại học cung cấp dịch vụ nghề nghiệp cho sinh viên của họ. Do đó, họ có thể giúp đỡ và hướng dẫn bạn đi đúng hướng tìm việc làm. Khi tìm kiếm các vị trí công việc mở trực tuyến, các trang web đáng tìm kiếm, ví dụ như Academic Work, Barona Group, và TE-palvelut được duy trì bởi Văn phòng việc làm công cộng ở Phần Lan.

>> Xem thêm: Thông tin chung về làm việc tại Phần Lan

5 lời khuyên về cách tăng khả năng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại Phần Lan

#1. Bắt đầu kết nối trong quá trình học

Xây dựng một mạng lưới trong quá trình học tập của bạn là rất quan trọng vì làm tăng khả năng đạt được một công việc tốt. Một công cụ tuyệt vời cho việc này là LinkedIn, nơi bạn có thể xây dựng kết nối với nhân viên đại học, đồng nghiệp và các sinh viên khác. Điều này cho thấy bạn đang hoạt động và muốn xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp của mình.

Kết nối và xây dựng mạng lưới nghề nghiệp giúp ích cho bạn rất nhiều để tìm được một việc làm phù hợp ở Phần Lan

Kết nối và xây dựng mạng lưới nghề nghiệp giúp ích cho bạn rất nhiều để tìm được một việc làm phù hợp ở Phần Lan

#2. Có kinh nghiệm làm việc trong quá trình học

Đạt được bất kỳ loại kinh nghiệm làm việc nào trong quá trình học tập của bạn đều rất quan trọng. Bạn có thể có được kinh nghiệm làm việc giá trị thông qua thực tập, công việc thời vụ, công việc bán thời gian hoặc tình nguyện. Ngoài CV, hãy thêm tất cả kinh nghiệm làm việc của bạn vào LinkedIn.

#3. Chuẩn bị một CV tốt và đơn xin việc

Có một CV tốt và nỗ lực nộp đơn tìm việc của bạn là rất quan trọng. Vì đây là cơ hội để bạn tạo ấn tượng tích cực đầu tiên cho các nhà tuyển dụng tiềm năng. Luôn có sự cạnh tranh trên hành trình tìm kiếm việc làm và việc chuẩn bị thật tốt, thật chu đáo có thể giúp bạn nổi bật hơn những ứng viên khác.

#4. Học ngôn ngữ địa phương

Mặc dù tiếng Anh có mặt trong tất cả các lĩnh vực làm việc ở Phần Lan, học tiếng Phần Lan vẫn hữu ích, đặc biệt nếu bạn làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe hoặc dịch vụ khách hàng. Tiếng Phần Lan không dễ, nhưng học những điều cơ bản có thể mang bạn đi một chặng đường dài!

Sẽ có kết quả tốt đằng sau sự kiên trì và nỗ lực của bạn

Sẽ có kết quả tốt đằng sau sự kiên trì và nỗ lực của bạn

#5. Đừng có nản lòng!

Ngay cả đối với người dân địa phương, để có được một công việc không phải lúc nào cũng dễ dàng vì có rất nhiều sự cạnh tranh. Đừng quá khó khăn với bản thân nếu bạn mất nhiều thời gian để có việc làm tại Phần Lan. Những người làm việc chăm chỉ cuối cùng luôn nhận được phần thưởng. Vì vậy, hãy tiếp tục cố gắng nhé!

Các trường đại học Phần Lan đang tuyển sinh cho kỳ nhập học tháng 1/2021. Liên hệ INEC ngay để được tư vấn chọn ngành, trường, đăng ký lớp luyện thi chất lượng để chuẩn bị thật tốt cho hành trình du học Phần Lan của bạn nhé.

Công ty Du học INEC

  • Tổng đài: 1900 636 990
  • Miền Bắc & miền Nam: 093 938 1081 
  • Miền Trung: 093 409 9070 
  • Email: [email protected]
error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon