Nội dung chính

  • 1 Bức tranh logistics Việt Nam
  • 2 Nhìn rộng ra logistics thế giới

Bức tranh logistics Việt Nam

Hoạt động vận tải và logistics Việt Nam đang trên đà phát triển rực rỡ. Theo công bố mới đây của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam đang xếp ở vị trí 39 với điểm số LPI (chỉ số năng lực quốc gia về logistics), xếp thứ 3 trong khối ASEAN (sau Singapore ở vị trí thứ 7 và Thái Lan ở vị trí thứ 32) ở bảng xếp hạng hoạt động logistics 2022. Việt Nam được đánh giá là có hiệu suất dịch vụ logistics tốt hơn hẳn các thị trường có mức thu nhập tương đương.

Bộ công thương đánh giá năm 2023 ngành logistics có mức độ tăng trưởng 12 – 14%. Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện nay là 3.000 doanh nghiệp, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không… 73% doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng toàn ngành vận tải và logistics Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng trên 2 con số. Năm 2023 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của thương mại điện tử Việt Nam. Sự gia tăng lưu lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến khiến nhu cầu vận tải và logistics, đặc biệt là dịch vụ giao hàng tăng cao. Quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2023 đạt 6.2 tỉ USD, tăng trưởng 24%, số lượng đơn hàng qua công ty giao hàng nhanh tăng trưởng trung bình 45% giai đoạn 2023 – 2023 và có thể đạt 530 triệu đơn hàng vào năm 2022.

Cảng biển Đà Nẵng – cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung

Triển vọng nghề nghiệp ngành logistics tại Việt Nam rất rộng mở. Sinh viên ra trường có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung. Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm kế toán, khai thác, marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán. Cụ thể, những vị trí công việc của nghề logistics gồm có:

  • Lên kế hoạch hay phân tích: Chịu trách nhiệm tập hợp và phân tích dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.
  • Thu mua: Là người xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn đơn vị cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ mối quan hệ hợp tác với những người cung ứng.
  • Chuyên viên kiểm kê: Là người chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và chiến lược phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.
  • Nhân viên quản lý hàng hóa: Công việc này sẽ là kết hợp với các nhân viên thu mua, phân phối và cung ứng để đảm bảo quá trình phân phát hàng hóa sao cho tin cậy và hiệu quả.
  • Điều phối viên chuyên về vận tải: Quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khách hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.
  • Điều phối viên sản xuất/Phân tích viên: Phân tích số liệu và dự đoán nhu cầu sản xuất trong tương lai, lên kế hoạch sản xuất hàng hóa.

Ngành logistics Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội mới

Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu và phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân cho biết 80.2% nhân lực trong các công ty logistics chủ yếu được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày, 23.6% lao động tham gia khóa đào tạo trong nước, 6.9% thuê các chuyên gia nước ngoài đào tạo còn số người tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài chỉ chiếm 3.9%.

Logistics là lĩnh vực ghi nhận mức độ tăng trưởng lớn và đầy hứa hẹn của thị trường lao động ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Theo hiệp hội các doanh nghiệp logistics Việt Nam, chỉ tính riêng nguồn nhân lực cho các công ty cung cấp dịch vụ logistics (không bao gồm các công ty vận tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng thuần túy) từ nay tới năm 2030 sẽ cần đào tạo mới và bài bản 250.000 nhân sự. Nhiều vị trí khan hiếm nhân lực từ lãnh đạo, quản lý tới giám sát và cả nhân viên chuyên nghiệp. Nếu tính thêm các công ty vận tải và công ty sử dụng dịch vụ logistics thì trong vòng 15 năm tới, Việt Nam cần đào tạo thêm 717.500 nhân sự logistics các cấp. Theo báo cáo của Jobstreet, mức lương khởi điểm đối với ngành logistics giao động từ 5 – 9 triệu/tháng. Với vị trí cấp cao và trưởng nhóm, mức lương trung bình tăng lên từ 15 – 23 triệu/tháng song cũng không thiếu những công ty sẵn sàng trả cho vị trí này từ 80 – 100 triệu/tháng. Thêm vào đó, logistics là nhóm ngành mà công việc được chia ở nhiều cấp độ, vì thế cơ hội thăng tiến luôn rộng mở.

Nhìn rộng ra logistics thế giới

Sân bay Changi Singapore năm thứ 6 liên tiếp sở hữu danh hiệu sân bay tốt nhất thế giới

Không chỉ ở khu vực châu Á, Singapore được coi là một trong những quốc gia có ngành logistics phát triển nhất thế giới và đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm logistics toàn cầu. Chính phủ Singapore đặt ra mục tiêu chiến lược đối với hệ thống logistics quốc gia là phát triển nước này trở thành trung tâm logistics tích hợp hàng đầu thế giới với năng lực cao về vận tải hàng hải, hàng không và đường bộ. Bên cạnh các cam kết của chính phủ trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho lĩnh vực vận tải biển và logistics, chính phủ Singapore cũng tạo điều kiện cho các công ty kinh doanh dịch vụ logistics sử dụng dịch vụ cho vay của nước này để thuê mua tàu biển và container. Đồng thời, Singapore cũng đầu tư mạnh mẽ về công nghệ thông tin thông qua việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm tự động hóa hệ thống trao đổi thông tin thương mại và pháp luật, giúp giảm các chi phí liên quan đến thông tin trong các hoạt động logistics, đồng thời tạo ra nguồn thu từ các dịch vụ logistics có giá trị tăng cao. Singapore sở hữu sân bay Changi – sân bay tốt nhất thế giới 6 năm liên tiếp, dự kiến đón 132 triệu lượt khách mỗi năm khi Terminal 5 đi vào hoạt động cùng cảng biển sôi động nhất châu Á.

Logistics là lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành từ sản xuất, thương mại đến giao thông. Các giải pháp để phát triển dịch vụ logistics, nhìn chung, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng đối với phát triển dịch vụ logistics, các chính sách ưu đãi của chính phủ đối với doanh nghiệp dịch vụ logistics và phát triển nguồn nhân lực. Khuyến khích các công ty trong nước liên kết với doanh nghiệp nước ngoài nhằm thiết lập hệ thống dịch vụ logistics toàn cầu cũng là xu hướng phát triển hiệu quả hiện nay. Và, yếu tố quan trọng nhất là ngành logistics cần có nguồn nhân lực có chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và tối ưu hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Công ty Du học INEC

  • Tổng đài: 1900 636 990
  • Hotline miền Bắc & Nam: 093 409 3311 – 093 409 4411
  • Hotline miền Trung: 093 409 9070
  • Email: [email protected]
error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon