Hiện nay, hầu hết sinh viên Việt Nam đều đi du học Mỹ theo diện visa F1. Và khi sở hữu tấm visa này trong tay, các bạn đã có cơ hội làm việc trong nước sở tại. Chính phủ Mỹ cũng có một số quy định nghiêm ngặt về vấn đề việc làm đối với sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, đừng lo lắng vì chỉ cần cần tuân thủ nghiêm túc những điều khoản này, bạn hoàn toàn có thể tránh những rắc rối ngoài ý muốn.

Trong thời gian học tập tại Mỹ, sinh viên quốc tế có tất cả 5 hình thức tham gia vào thị trường lao động. Trong đó, công việc trong khuôn viên trường (On-campus) được xem là hình thức làm việc dễ và đơn giản nhất. Bên cạnh đó, các bạn còn có thêm một số lựa chọn khác như làm việc bên ngoài trường (Off-campus), Thực tập tự chọn (OPT), thực tập bắt buộc (CPT), việc làm cho du học sinh gặp khó khăn tài chính (Severe Economic Hardship) và diện làm việc cho tổ chức quốc tế (International Institutions). Sau đây là điều kiện cụ thể của từng diện một:

Làm thêm trong khuôn viên học xá (On-campus)

Làm thêm trong khuôn viên học xá là loại hình thoải mái nhất vì du học sinh không cần phải xin giấy phép từ Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ (USCIS). Tuy nhiên, cũng có một số trường chỉ cho phép bạn đi làm sau năm nhất và còn đòi hỏi bạn phải xin phép Văn phòng đại diện sinh viên Quốc tế (ISO) trước khi nộp hồ sơ hoặc nhận một công việc on-campus nào đó. Trong các học kỳ của khóa học, bạn không được làm việc quá 20 giờ mỗi tuần,  ngoại trừ các kỳ nghỉ và dịp lễ.

>> Du học Mỹ vừa học vừa làm

Chương trình thực tập tự chọnOptional Practical Traning (OPT)

Sinh viên quốc tế sở hữu visa F-1 được phép làm việc bên ngoài trường theo diện OPT cả trong và sau khi hoàn thành khóa học với điều kiện đã nhập học từ 9 tháng trở lên. OPT đòi hỏi bạn phải nộp giấy tờ để xin giấy phép lao động (Employment Authorization Document – EAD) của USCIS. Tổ chức này sẽ bắt buộc việc bạn chọn phải liên quan trực tiếp tới ngành học và cho phép bạn được hưởng lương từ công việc thực tập này (nếu có).

Tổng thời gian bạn được làm OPT là 12 tháng cho một hoặc nhiều công việc. Trong 12 tháng đó, bạn chỉ được nằm trong tình trạng thất nghiệp tối đa là 90 ngày. Sau mỗi bậc học, du học sinh sẽ được tham gia một kỳ OPT kéo dài 12 tháng. Trong thời gian này, nếu có bất kỳ thay đổi gì về công việc, giờ làm, nghỉ phép, hoặc nghỉ việc; bạn phải thông báo ngay cho ISO. Sau khi OPT hết hiệu lực, mỗi du học sinh quốc tế sẽ 60 ngày để chuẩn bị cho việc rời khỏi Mỹ hoặc nhận I20 từ chương trình học mới hay chuyển đổi thể loại visa.

Thực tập không bắt buộc – Curricular Pratical Training (CPT)

CPT cũng được xếp vào nhóm công việc bên ngoài khuôn viên học xá. Trong trường hợp này, sinh viên quốc tế chỉ phải nộp hồ sơ xin giấy phép lao động khi chương trình học có bắt buộc thực tập để hoàn thành số tín chỉ và tốt nghiệp. Các loại giấy tờ có thể được nộp về USCIS qua hình thức online, giấy phép này trao quyền cho du học sinh được hưởng lương nếu tìm được công việc thực tập có trả lương.

Đối với CPT, du học sinh chỉ có thể tham gia thực tập sau năm nhất và làm việc theo thời gian chỉ định của ISO và nhà tuyển dụng. Tùy theo quy định của từng trường mà trong năm học, các bạn có có thể làm tham gia CPT tối đa 20 tiếng/tuần hoặc ít hơn. Khác với OPT, du học sinh được nộp giấy xin làm CPT sau khi có xác nhận làm việc từ cơ quan doanh nghiệp nơi các bạn làm việc. Đặc biệt, cơ quan doanh nghiệp này cũng phải được ISO và giảng viên cố vấn xem xét và duyệt qua trước. Nếu muốn đổi địa chỉ thực tập, bạn phải xin phép lại từ đầu. Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập, du học sinh cũng cần báo ngay với cố vấn của mình nếu có bất kỳ thay đổi nào về nơi làm việc, giờ làm, nghỉ phép, nghỉ việc,…

Lưu ý: Nếu tham gia chương trình CPT với hình thức toàn thời gian (hơn 20 tiếng/tuần) trong vòng từ 12 tháng trở lên, du học sinh sẽ mất quyền tham gia OPT.

>> Điều kiện du học Mỹ

Việc làm cho du học sinh gặp khó khăn tài chính (Severe Economic Hardship)

Đối với những du học sinh đột ngột bị mất khả năng tài chính, Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ sẽ tạo điều kiện để các bạn được đi làm tự do để trang trải cuộc sống. Điều kiện là đối tượng có đầy đủ giấy tờ chứng minh được đây là những sự khó khăn tài chính nằm ngoài dự tính của mình. USCIS cho biết đa phần các tình huống mà họ thường gặp nhất là mất học bổng, có biến động lớn về giá nội hoặc ngoại tệ, học phí và chi phí sinh hoạt tăng đột ngột, bệnh nặng đột xuất cần chi trả các khoản chi phí y tế lớn,…

Du học sinh gặp khó khăn về tài chính sẽ không bị giới hạn phải làm việc cho công ty nào hoặc ở đâu. Để có được những ưu tiên trên, các bạn vẫn phải xin cấp thẻ EAD. Để được cấp thẻ cho loại công việc Severe Economic Hardship này, du học sinh cũng cần phải cho thấy kết quả học tập tốt và cả bằng chứng cho việc không thể kiếm đủ tiền từ các công việc trong khuôn viên trường.

Làm việc cho tổ chức quốc tế (International Institutions)

Nếu được nhận vào làm ở một trong các tổ chức quốc tế, du học sinh sẽ không bị bó buộc bởi nhiều luật lệ của CPT, OPT và nhiều quy định khác của USCIS. Tuy nhiên, các bạn vẫn nên nhờ ISO tư vấn vè việc làm giấy tờ. Lưu ý rằng công việc bạn làm tại tổ chức quốc tế đó cũng buộc phải thuộc phạm vi liên quan tới ngành bạn học.

Với loại hình International Institutions, du học sinh vẫn có thể đi làm dù ngành học không bắt buộc. Thêm vào đó, bất kể công việc này có thời lượng bao nhiêu và kéo dài trong bao lâu, các bạn vẫn có quyền ở lại Mỹ tham gia thực tập tự chọn OPT thêm 12 tháng sau khi tốt nghiệp.

>> Hồ sơ visa du học Mỹ

Để được hỗ trợ về Du học Mỹ, vui lòng liên hệ theo số 1900 636 990 hoặc:

  • Hotline TP HCM: 0934 093 223093 409 2080
  • Hotline Đà Nẵng: 093 409 9070
  • Email: [email protected]
error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon